- Tờ Chosun IIbo ngày 22/5 cho hay, quân đội Hàn Quốc dự định sẽ chi 2.500 tỷ won (tương đương 13,5 tỷ nhân dân tệ) trong 5 năm năm tới để đẩy mạnh tên tên lửa tầm ngắn và tên lửa xuyên lục địa, bom và vũ khí có tính chính xác cao, nhằm đối phó với tên lửa, pháo tầm xa,... của Triều Tiên trong thời gian ngắn.
Có nguồn tin cho hay, kế hoạch đă nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Lee Muyng-bak.
Nguồn tin chính phủ Hàn Quốc hôm qua (21/5) cho biết, Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc đă tính tới khả năng Triều Tiên khiêu khích, nên muốn đẩy mạnh các loại tên lửa, bom có độ chính xác cao để ứng phó với thách thức từ B́nh Nhưỡng. Kế hoach trên đă được tŕnh lên Tổng thống Lee Muyng-bak hồi tháng 4/2012.
Tên lửa Hàn Quốc
Theo kế hoạch, quân đội Hàn Quốc sẽ triển khai tên lửa xuyên lục địa 3 có tầm bắn 500 đến 1.500 km và tên lửa đạn đạo 2 có tầm bắn 300km, hay bom KGGB loại GPS có tầm bắn 70 đến 100km, để đối phó với trận địa pháo, căn cứ tên lửa, bệ phóng tên lửa di động ở đảo Paekyong, Triều Tiên hay các căn cứ pháo tầm xa gần các khu vực phi quân sự.
Vụ phóng tên lửa RISAT-1 của Ấn Độ
Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết,trong cuộc họp chiến lược tài chính quốc gia hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc pḥng đă tŕnh kế hoạch lên Tổng thống Lee Muyng-bak và nhận được sự ủng hộ của ông.
Cũng theo nguồn tin trên, một quả tên lửa xuyên lục địa loại mới có giá 4 tỷ won, một khoản tiền lớn trong số 2.500 tỷ won sẽ dùng để tăng cường tên lửa, trong đó tập trung vào tên lửa xuyên lục địa.
Trong một diễn biến khác, một chuyên gia cao cấp của Trung tâm ứng dụng hàng không vũ trụ thuộc tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ cho biết, Ấn Độ dự định sẽ phóng vệ tinh đầu tiên tự tạo của “Hệ thống vệ tinh định vị khu vực” (IRNSS) vào tháng 12/2012. Tờ India Times đưa tin.
Chuyên gia tiết lộ, công tác phóng vệ tinh được chia làm 2 bước: bước 1 là phóng vệ tinh địa tĩnh tạo thành hệ thống vệ tinh định vị khu vực bao trùm toàn bộ Ấn Độ. Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ dự định sẽ phóng 7 vệ tinh địa tĩnh lên quỹ đạo từ năm 2012 đến năm 2015.
7 vệ tinh sẽ bay lên quỹ đạo cách mặt đất 36.000km và bao trùm Ấn Độ và các khu vực trong khoảng 1500 km, vệ tinh định vị tương đối chính xác. Bước 2 là mở rộng từ hệ thống vệ tinh định vị khu vực thành hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu.
Sau kế hoạch xây dựng hệ thống định vị khu vực đầu năm 2015, Ấn Độ c̣n định phóng thêm 10 vệ tinh định vị để h́nh thành nên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu bao phủ Ấn Độ.
Trong thời gian qua, quân đội Ấn Độ hy vọng có thể nâng cao mức độ chính xác cho các vũ khí tự chế của họ bằng hệ thống định vị vệ tinh. V́ thế, quân đội Ấn Độ đă kí hiệp định với Mỹ và Nga để được truy cập vào hệ thống GPS và hệ thống GLONASS, từ đó, đáp ứng nhu cầu nhất định của quân đội Ấn Độ.
Đỗ Hường
theo vtc