Những người dân nghèo vùng núi Ba V́ đang gánh nợ và lo lắng cho số phận con em.
Từ thông tin kêu cứu của các lao động ở Nga, chúng tôi được biết ở xă Ba V́ (huyện Ba V́, Thái Nguyên) có hơn 20 gia đ́nh có con em đang lao động trong xưởng may ở Nga. Hôm qua (24-5), chúng tôi đến xă Ba V́, thân nhân của các lao động ở Nga bao vây chúng tôi như hy vọng cuối cùng.
Ước mơ đổi đời
Thân nhân người lao động kể trước tết Nguyên đán, người dân xă Ba V́ vui mừng khi có Công ty HICCI (Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội) thông báo tuyển dụng lao động ngành may làm việc tại Nga. Thời gian là ba năm, ngày làm 8 tiếng, tăng ca không quá 12 tiếng, mức lương 400 USD/tháng. Ngoài ra, các chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm sẽ được cung cấp miễn phí. Người lao động chỉ đặt cọc trước 10 triệu đồng (để giữ chân) và số tiền này sẽ được hoàn lại sau khi măn hạn hợp đồng.
Nhưng thực tế khi sang đến Nga (xưởng may nhà số 9, quận Xavi, vùng Egorevsk thuộc Moskva), họ chỉ nhận được visa du lịch, phải kư khoản nợ 2.700 USD cho chi phí xuất cảnh (thủ tục, vé máy bay khứ hồi). Số tiền này sẽ được trừ dần vào lương trong ṿng 24 tháng. Điều kiện lao động vô cùng khắc nghiệt. Sáng 7 giờ bắt đầu làm việc. Buổi trưa và tối chỉ được nghỉ vài mươi phút để ăn, phải làm liên tục cho đến 12 giờ đêm, nhiều khi phải làm đến 2 giờ sáng. Bốn tháng qua, họ không nhận được lương. Lương bị trừ nợ, trừ tiền ăn và những khoảng phạt trừ lương vô lư. Anh Đinh Gia Vơ bị trừ lương chỉ v́ hàng bị lỗi dù đó không phải là do lỗi của anh.*Chị Dương Thị Sáu có tháng bị trừ âm cả tiền lương, phải mắc nợ ngược lại công ty.
Ông bà Nguyễn Thị Quư phải nuôi hai đứa cháu v́ cha*chúng đi làm thuê bên Trung Quốc. Phía sau là hẻm núi Ba V́ nơi thửa ruộng nhỏ không đủ nuôi sống gia đ́nh sống ở đây. Ảnh: ND
Anh Dương Trung Sĩ, chồng của chị Trần Thị Dự, không giấu vẻ cay đắng: “Nhà chỉ có vợ chồng và hai đứa con, cô ấy đi rồi một ḿnh tôi ngày đêm trông ngóng gắng gượng nuôi con, ai ngờ đâu…”. Đồng hồ chỉ 11 giờ (tức 7 giờ sáng bên Nga), anh Sĩ đưa số điện thoại của vợ anh: “Giờ này anh có thể nói chuyện với vợ em bên Nga”. Chị Dự đă trả lời điện thoại trong nước mắt: “Khi mới qua, tụi em bị bắt ép kư một bản hợp đồng lao động khác, mọi người bị nhốt trong một căn nhà ba tầng. Mọi ăn uống, sinh hoạt, làm việc đều trong căn nhà ấy. Mọi người không được đi đâu cả”.
Không được lương, c̣n đổ nợ
Ba V́ là một xă nghèo có khoảng 450 hộ dân mà chỉ có 21 ha đất nông nghiệp. Lănh đạo xă rất bức xúc về chuyện này, chúng tôi đă liên hệ với công ty tuyển dụng, họ hứa ngày mai (25-5) sẽ về xă để giải tŕnh.
Ông DƯƠNG TRUNG LIÊN, Chủ tịch UBND xă Ba V́
Ông Dương Kim Quang, có con là chị Dương Thị Hằng, bàng hoàng: “Tôi không thể nào tưởng tượng được chuyện ấy. Cái Hằng dự định ba năm để dành được khoảng 40 triệu đồng, mua được miếng đất cất nhà ra riêng. Nay xoá nghèo đâu không thấy, không nhà nào nhận được đồng lương mà mỗi tháng phải trả non 100.000 đồng tiền lăi ngân hàng cho số tiền vay 10 triệu đồng”. Bà Nguyễn Thị Quư kể: “Kể từ ngày cái Thu nó đi Nga, hai đứa con nó giao cho chúng tôi lo. Vất vả từ sáng sớm đến khuya vẫn không đủ ăn. Mới tháng 3 vừa rồi, chồng nó phải sang làm thuê bên Trung Quốc. Tiền bạc càng chẳng thấy đâu”.
T́nh cảnh ông Dương Đức Lịch càng bi đát hơn. 60 tuổi, không có nguồn thu nhập nào. Bị đau dạ dày suốt mấy năm nay, không có tiền chữa bệnh. Bây giờ ông phải nuôi ba đứa cháu nội. Cha của chúng phải ra Hà Nội làm thuê, thỉnh thoảng gửi vài trăm. Bốn ông cháu không đủ sống, ông phải gửi bớt hai đứa về bên ngoại nuôi hộ. “Nghe nói muốn về phải nộp 100 triệu đồng, tiền ấy lấy đâu ra. Lao động theo kiểu khổ sai như thế cho đến khi nào có đủ 100 triệu đồng”.
NGUYỄN DÂN - Theo PLXH