Thực phẩm kém chất lượng của Trung Quốc luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Thế nhưng, việc quản lư và ngăn chặn các loại thực phẩm bẩn này để bảo vệ người tiêu dùng trong nước vẫn chưa được thực hiện đến nơi đến chốn
Các loại ô mai, xí muội, trái cây khô Trung Quốc bán đầy các chợ ở TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Đầu tháng 5-2012, thông tin bắp cải, cải thảo Trung Quốc (TQ) bị phát hiện nhiễm formaldehyde (chất gây ung thư, thường dùng để ướp xác) rộ lên khiến người dân TPHCM hoang mang, sợ mua nhằm v́ chúng vẫn thường nhập về Việt Nam. Cuối tháng 5, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT cho biết không phát hiện formaldehyde trên các mẫu cải thảo lấy từ các chợ đầu mối.
Chạy theo các vụ… bê bối
Theo công bố của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tất cả mẫu cải thảo lấy về phân tích ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đều không nhiễm formaldehyde... Tuy nhiên, một số người tiêu dùng đặt nghi vấn mẫu cải thảo cơ quan chức năng lấy về phân tích chưa chắc là hàng TQ. Thường cải thảo TQ chỉ nhập về với số lượng lớn vào tháng 3 và tháng 11 hằng năm.
Trước đó, xí muội tại TQ cũng bị phát hiện chứa các chất tạo ngọt, tạo màu cao gấp nhiều lần quy định. Các chuyên gia y tế TQ khuyến cáo những chất phụ gia này có thể chuyển hóa thành chất cực độc gây bệnh ung thư, thoái hóa gan, năo… Mới đây, ngày 24-5, Thanh tra Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục QLTT TPHCM đă kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội và phát hiện hầu hết mặt hàng này được bày bán trên thị trường không rơ nguồn gốc xuất xứ, không bao b́, nhăn mác. Cơ quan y tế đă lấy mẫu xét nghiệm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm th́ xét nghiệm các tiêu chí: kim loại nặng, các chất cấm sử dụng trong thực phẩm như cyclamate, saccharine (có thể gây ung thư)... Tuy nhiên, đến nay, các sản phẩm này vẫn tiếp tục xuất hiện tại các chợ TPHCM.
Xa hơn một chút, năm 2011, Đài Loan phát hiện thạch rau câu khoai môn mang nhăn hiệu Taro (món ăn khoái khẩu của trẻ em Việt Nam) chứa chất phụ gia tạo đục gây ung thư và thu hồi các sản phẩm này. Cơ quan y tế Đài Loan xác nhận một công ty Đài Loan đă bán một lô hàng nghi ngờ là chất phụ gia tạo đục có chứa DEHP cho công ty tại Việt Nam. Đoàn thanh tra của Bộ Y tế đă kiểm tra đột xuất tại công ty này và niêm phong 100 kg chất phụ gia tạo đục. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng thu hồi hơn 3.500 thùng sản phẩm thạch rau câu khoai môn nhăn hiệu Taro của công ty này có sử dụng chất phụ gia chứa DEHP. Một đợt kiểm tra, thu hồi thạch rau câu khoai môn chứa DEHP cũng được triển khai rầm rộ nhưng rồi cũng kết thúc trong im lặng...
Điểm qua các vụ việc bê bối về chất lượng thực phẩm TQ, có thể thấy rơ các cơ quan chức năng hầu như chủ yếu chạy theo các sự kiện, chỉ tổ chức kiểm tra rầm rộ khi có thông tin. Hầu hết các vụ nhiễm độc được phát hiện đều do nước ngoài thông báo hoặc cơ quan y tế nước ngoài kiểm tra, phát hiện. Thậm chí, khi có thông tin từ nước ngoài, các cơ quan chức năng trong nước mới vào cuộc lấy mẫu, kiểm tra nhưng kết quả thường là... chưa đáng lo ngại.
Hàng “3 không” tràn ngập
Điều dễ nhận thấy là sau mỗi “x́-căng-đan” chất lượng thực phẩm TQ, các mặt hàng này lập tức bị tẩy chay nhưng chỉ một thời gian ngắn, mọi việc đâu lại vào đấy. Chẳng hạn gần đây nhất, ngay sau khi có thông tin xí muội TQ chứa chất độc, các cơ quan chức năng TPHCM liền lập đoàn kiểm tra. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để thanh tra, lấy mẫu xét nghiệm các sản phẩm xí muội, mứt trái cây sấy khô không rơ nguồn gốc, xuất xứ từ TQ. Thế nhưng, trên thị trường TPHCM, trái cây sấy khô, xí muội TQ vẫn tràn ngập. Tại khu vực kinh doanh bánh kẹo ở chợ B́nh Tây (quận 6), An Đông (quận 5), Bà Chiểu (quận B́nh Thạnh), hầu hết các sạp đều bán những mặt hàng táo tàu, xí muội, đào khô… đóng gói trong bao ni lông hoặc các hũ thủy tinh, bên ngoài chỉ ghi tên, giá bán mà không ghi rơ xuất xứ, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng.
Theo một số tiểu thương ở chợ B́nh Tây, có đến 70% - 80% xí muội trên thị trường là hàng TQ (hàng sản xuất trong nước chủ yếu đóng gói bao b́, phân phối qua kênh cửa hàng bán lẻ hoặc siêu thị chứ ít ra chợ đầu mối). Các mặt hàng nấm, gia vị, măng khô… đa số có xuất xứ từ TQ, bày bán ngày này qua ngày khác, chiếm số lượng lớn trên thị trường, hàng Việt Nam rất hạn chế và không cạnh tranh lại.
Tại các chợ đầu mối TPHCM, rau củ quả TQ tuy không c̣n đổ về rầm rộ như vài năm trước đây nhưng hiện tại, mỗi ngày vẫn có khoảng 300 tấn về chợ đầu mối Thủ Đức, từ đây tỏa đi khắp nơi. Nhiều tiểu thương vẫn chuộng bán hàng TQ v́ nông sản nh́n rất tươi ngon, trái to, đều, được bao gói kỹ lưỡng và có thể để rất lâu. Tương tự, các loại bánh kẹo, xí muội, mứt, nấm… TQ cũng có thể để tháng này qua tháng nọ mà không sợ hư hao; trường hợp bị nấm mốc, đổi màu… cũng rất dễ xử lư “tái chế” để bán tiếp.
Nghi vấn khoai tây, hành tây
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lư và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - TPHCM, cho biết trung b́nh mỗi ngày có trên 3.000 tấn nông sản về chợ. Trong đó, hàng TQ chiếm khoảng 10%, chủ yếu là các loại rau củ (bông cải, bắp cải, cà rốt, khoai tây, gừng, hành, tỏi… ) và trái cây (táo, lê… ).
Sau cải thảo, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu nghi ngờ chất bảo quản trong khoai tây, hành tây TQ. Khoai tây, hành tây Đà Lạt sau khi thu hoạch, bảo quản trong điều kiện tốt nhất cũng chỉ được hơn 3 tháng là nảy mầm hoặc hư thối. Trong khi đó, khoai tây, hành tây nhập từ TQ có thể để cả năm không hư hỏng ǵ.
|
Thanh Nhân - NLD