(GDVN) - "Câu chuyện mở vở đối với học sinh ở một số địa phương chắng khác như một phong trào vậy, người học nào cũng mong ngóng và coi nó như một cái phao cứu cánh hữu hiệu, nhất là đối với học sinh yếu...", độc giả Trần Xuân Bách nhấn mạnh.
Xung quanh các đoạn clip ghi lại h́nh ảnh các thí sinh nhốn nháo chép bài, giám thị thay v́ nghiêm túc th́ lại thờ ơ để mặc thí sinh thả sức gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tại Hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) vừa qua do chính một thí sinh dự thi quay lại, ṭa soạn báo Giáo dục Việt Nam đă nhận được rất nhiều ư kiến của độc giả.
Để rộng đường dư luận, ṭa soạn xin đăng tải bài viết của độc giả Trần Văn Bách. Mời bạn đọc cùng theo dơi:
Câu chuyện xung quanh các đoạn clip ghi lại cảnh thí sinh nhốn nháo chép bài, giám thị thờ ở để thí sinh thả sức gian lận, giúp đỡ thí sinh bằng cách đưa bài giải vào... tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tại Hội đồng thi trường THPT DL Đồi Ngôi (Bắc Giang) không chỉ khiến tôi bức xúc mà nó c̣n cứ ám ảnh măi trong tâm trí tôi.
Tờ bài giải thi tại hội đồng Đồi Ngô (ảnh cắt từ clip)
Bạn đă bao giờ từng quay cóp trong các kỳ thi?
* Thi thoảng
* Rất nhiều lần
* Chưa bao giờ
* ư kiến khác
Bởi lẽ, sau bao năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra rất nhiều phương cách, biện pháp nhằm "bài trừ" tệ nạn này th́ nó vẫn cứ tiếp diễn và tất yếu là những ǵ như trong đoạn clip đă quay lại được.
Thực tế mà nói, tôi dám chắc chắn rằng, trong đời mỗi người đi học, dù giỏi, dù khá đến đâu th́, chí ít cũng phải có một đôi lần mở vở để quay cóp không môn học nọ th́ là môn học kia.
Với cá nhân tôi, tôi xin khẳng định ngay rằng, thời tôi c̣n đi học phổ thông cũng đă có không ít lần từng sử dụng sách vở để quay bài cũng như trao đổi bài với bạn bè trong các kỳ thi.
Thực tế, vào những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, khi tôi c̣n theo học bậc phổ thông ở chương tŕnh cũ th́, ở nhiều địa phương như vùng quê hẻo lánh mà tôi sinh ra và lớn lên, câu chuyện học sinh chuẩn bị các loại sách vở trước kỳ thi, rồi mở ra để quay bài trong các khi thi, dường như đă trở thành một phong trào.
Bắt đầu từ những bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, rồi cao hơn là trong các kỳ thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, thi chuyển cấp, học sinh nào, dù khá dù giỏi cũng có tâm trạng mong ngóng và đón đợi việc được mở vở như một chiếc phao cứu cánh.
Rất nhiều lần trong các môn thi như giáo dục công dân, kỹ thuật, khi thầy cô giáo vừa phát xong đề, ngồi lên bàn giáo viên, những tiếng rào rào của học sinh mở sách, vở để quay cóp đă vang lên.
Với các bạn có học lực khá giỏi, việc mở vở, chép bài là chuyện không nhiều nhưng với các học sinh trung b́nh và yếu, th́ đây dường như đă thành "nếp" vào mỗi kỳ kiểm tra, thi. Tôi c̣n nhớ như in, h́nh ảnh của cậu bạn tôi cách đây hơn chục năm về trước. Một câu học sinh được xếp hạng học lực yếu của trường, một cái tên luôn làm cho cô giáo, phụ huynh phải lưu tâm.
Mỗi kỳ kiểm tra, thi đến nếu như chúng tôi lo lắng một th́ cậu ta lo lắng gấp 2, 3 lần. Lo lắng làm sao để mang được nhiều vở, để t́m cách để, t́m cách chép thật nhanh để cứu cánh, tránh cho cái cảnh phải bị đúp lại và hơn thế là tránh cô giáo bắt.
Mọi cách để có thể mở được vở, quay bài đều được cậu ta sử dụng một cách triệt để nhất. Những quyển sách, quyển vở được giấu trong bụng, được để sát vào một góc bên trong chiếc ngăn bàn gỗ thường xuyên được cậu ta lôi ra, giở thật nhẹ nhàng và chép thật nhanh để tránh giám thị phát hiện.
Đă có không ít lần bị thầy cô bắt "phao", nhắc nhở nhưng, bắt sách này, cậu ta lại có sách khác để thay thế. Và như chính cậu ta thừa nhận, nếu không dùng đến phao th́ "thật với mày, tao biết ǵ đâu mà làm bài".
9 năm tôi học với cậu ta, là 9 năm tôi chứng kiến những cảnh quá quen thuộc của cậu ta, liên tục mở sách, vở để chép bài và lên lớp như mọi người. Và đúng chỉ đến khi kỳ thi vào lớp 10, khi bị đ́nh chỉ thi v́ mang tài liệu th́ con đường học hành của cậu ta mới chuyển sang hướng khác với chúng tôi.
Bạn thấy thế nào về việc giám thị ném phao thi cho học sinh?
* Kinh khủng, hành động phi giáo dục
* B́nh thường
* Hành động đó vẫn thường xuyên diễn ra ở các kỳ thi
* ư kiến khác
Hội đồng thi THPT Dân lập Đồi Ngô có 12 pḥng thi, với gần 300 thí sinh
Từ câu chuyện của tôi và những đoạn clip ở Bắc Giang đă cho thấy một thực tế vẫn tiếp diễn của sự tiêu cực trong thi cử, của căn bệnh thành tích, đua tranh vẫn ăn sâu vào không ít trường phổ thông hiện nay.
Coi trọng số lượng nhiều hơn việc quan tâm tới chất lượng của học sinh là một thực trạng mà ngành giáo dục ở không ít địa phương cần phải có cách giải quyết dứt điểm ở đây.
Một thực tế mà các phương tiện thông tin đại chúng đă nói rất nhiều, đó là việc ép chỉ tiêu từ trên xuống, từ dưới lên: năm nay phải đỗ tốt nghiệp bao nhiêu %' việc chạy đua để đạt các danh hiệu trường khá, trường giỏi, được báo cáo thành tích...vẫn đang tồn tại gây ra những áp lực rất lớn đè nặng lên các thầy cô giáo và chính học sinh trong mỗi năm học.
Khi sức ép c̣n đè nặng, th́ những việc làm như trong các đoạn clip ở kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang đă ghi lại là điều dễ hiểu...
Phong trào "hai không", chống tiêu cực trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích trong giáo dục vẫn đang được thực hiện. Nhưng việc vẫn c̣n những sức ép và h́nh ảnh trong những đoạn clip như vừa qua, đang khiến sư luận đặt câu hỏi về sự nghiêm túc của phong trào này (?), câu hỏi này xin dành cho các cơ quan quản lư của ngành giáo dục.
Độc giả Trần Xuân Bách