“Nhờ bà ấy “nuôi” tốt nên già này mới sáng suốt, minh mẫn, mắt tỏ để đọc báo, làm thơ, thi thố tài năng và quan trọng hơn là sống thọ nhất thành phố Đà Nẵng này”, cụ Đinh Thử (SN 1907, làng La Châu, xă Ḥa Khương, huyện Ḥa Vang, thành phố Đà Nẵng) tự hào nói về người bạn trăm năm.
12 con, 100 cháu
“Cụ Đinh Thử là cụ ông sống thọ nhất thành phố. Đă 105 tuổi nhưng cụ vẫn dẻo dai, mê đọc báo, làm thơ. Và hơn nữa cụ là người hạnh phúc khi có 5 bậc tôn kính: con, cháu, chắt, chút, chít”, cụ Trà Văn Sinh, Chi hội trưởng Người cao tuổi thôn La Châu nhận xét.
Cụ có gần 100 đứa từ cháu trở xuống chít và vẫn c̣n minh mẫn đến lạ kỳ để nhớ rơ mồn một, không sót đứa nào. Thậm chí, cụ c̣n nhớ cả tuổi của từng đứa, đứa nào ngoan, đứa nào chưa ngoan…
Cụ Đinh Thử giành thứ hạng cao tại cuộc thi cụ ông, cụ bà đẹp lăo cấp thành phố.
C̣n chuyện đọc báo, làm thơ th́ chắc không ai sánh bằng. Không cần đeo gương, cụ vẫn đọc dơng dạc từng câu, từng chữ trong những tờ báo, bài thơ. Nghe cụ ngâm thơ hay đọc báo một cách say mê mà không khỏi thán phục trí nhớ “trời phú”. Cụ Thử rất được bà con dân làng kính trọng. Mọi việc lớn, nhỏ ǵ trong làng đều tới xin ư kiến cụ.
Cụ từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, sau cụ “phiêu bạt” “giang hồ” bốc thuốc cứu người được nhà nước cấp bằng chứng nhận. Mới đây nhất, dù đă ở tuổi ngoài 100 nhưng cụ vẫn tham gia hội thi cụ ông, cụ bà đẹp lăo cấp thành phố và giành giải cao.
Con cháu ganh tỵ thấy hai cụ... t́nh tứ
Cụ Thử mỗi khi nhắc về vợ ḿnh, cụ Đặng Thị Cam, SN 1927, đă 75 năm là người bạn “trăm năm”, lại thấy tự hào và hạnh phúc v́ có được một người vợ hiền thục, chịu thương chịu khó.
“Thời tui cầm súng ra chiến trường, một ḿnh bà ở nhà vừa lo săn sóc ba mẹ chồng, vừa lo lũ trẻ cơm nước, giặt giũ, rồi cả chuyện đồng áng, chuyện làm công tác phụ nữ xă. Công việc nhiều khôn xuể nhưng bà chưa hề kêu ca hay than phiền với bất cứ một ai”, đôi mắt cụ Thử sáng bưng khi nói về vợ ḿnh.
Nói xong, cụ Thử ngồi trầm ngâm kể lại: “Đúng là người Quảng Nam tui có câu: Trong cơn hoạn nạn mới hiểu tận ḷng nhau/Trong trận chiến mới hiểu được ḷng người, qua gần 75 năm sống chung, tui mới hiểu hết t́nh nghĩa bà ấy dành cho tui…
Cách đây gần hai chục năm, khi tui bị ốm nằm liệt giường, không đi lại được, ăn uống khó khăn. Mỗi bữa ăn, bà nhà hay ép tui ăn, tui hay quát tháo. Bà lặng im không nói ǵ cả. Xong rồi lại ra lời năn nỉ để tui húp miếng cháo vào cho chắc ruột.
Tuổi 105, cụ Thử vẫn đọc báo không cần kính.
Đến việc tắm rửa cũng khó khăn. Dù khi ấy bà nhà cũng đă ngoài 65 nhưng v́ ban ngày con cháu đi làm xa tối mới về kịp nên một thân một ḿnh bà d́u tui lên xe lăn đưa ra giếng tắm rửa. Khi ấy nh́n bà vật vă, khổ sở để ôm tui lên rồi xuống mà thấy thương.
Sau trận đau năm ấy, tui thấy thương bà vô cùng, và bắt đầu ra sức tập thể dục để có sức khỏe tốt. Không những thế, chế độ dinh dưỡng của tôi sáng, trưa, tối và cả khuya đều được bà chăm không sót. Nhiều lúc con cháu thấy vợ chồng già chừng này tuổi rồi mà c̣n t́nh tứ nên có khi “ganh tỵ”, cụ Thử vừa nói vừa cười gịn tan.
“Ông nhà tôi mỗi bữa ăn có chỉ nhích hơn 1 chén. Ăn ít nhưng đều bữa. Ngày ngủ 8 tiếng, sáng dậy sớm và trước khi đi ngủ là ra ngơ cùng các cụ trong làng đi bộ”, cụ bà Đặng Thị Cam cho biết.
Nói về bí quyết “sống lâu, sống khỏe, sống đẹp”, cụ Thử cười tếu nói: “Chẳng có ǵ gọi bí quyết, chỉ cần ăn uống điều độ, sáng tối chịu khó vận động cùng với đời sống văn hóa văn nghệ phong phú là khỏe ngay ấy mà. Nhưng nếu như không có bà nhà, chắc tui không có sức khỏe như ngày hôm nay đâu. Nếu cho tôi nói cảm ơn th́ người đầu tiên tui nói cảm ơn là bà nhà”.
Theo Kiến thức