Ṿng Bán kết EURO 2012 đang đến gần. Hăy cùng Goal điểm lại những cuộc đối đầu kinh điển ở cấp độ đội tuyển quốc gia trong lịch sử bóng đá.
Trận Bán kết EURO đầu tiên là derby bán đảo Iberia giữa đương kim vô địch Tây Ban Nha và người hàng xóm Bồ Đào Nha. Đó cũng là một trong những cặp đấu hấp dẫn nhất trong lịch sử bóng đá. Trận đấu thứ hai sẽ là cuộc chạm trán giữa Italia với tuyển Đức. Tuy không nằm trong số những cặp đấu kinh điển của lịch sử, nhưng việc hai đội bóng thành công nhất châu Âu với tổng cộng 7 chiếc cúp vô địch thế giới gặp nhau, đây chắc chắn không phải là một trận đấu b́nh thường.
|
Liệu Ronaldo có đáp ứng được ḱ vọng của người Bồ Đào Nha - Ảnh: Goal |
Argentina – Brazil
Mối ḱnh địch giữa hai đội tuyển quốc gia thành công nhất Nam Mỹ cũng đă được hạ nhiệt phần nào nhờ thực tế rằng hai đội thường xuyên tổ chức các trận giao hữu không phải trên lục địa của họ. Thay v́ thế, ba lần gặp nhau gần nhất giữa hai đội là các trận giao hữu diễn ra tại London, Doha và New Jersey (vừa kết thúc với thắng lợi 4-3 dành cho Argentina).
Đương nhiên, những cuộc đối đầu giữa hai cường quốc bóng đá này luôn nhận được sự ḱ vọng không nhỏ từ phía người hâm mộ. Lịch sử đối đầu của họ chứa đầy những sự hận thù. Thất bại ở Italia 1990 với sự cố chai nước giả của người Argentina đă măi đọng lại trong kí ức của đội tuyển Brazil. Tại World Cup 1978, Argentina cũng giành thắng lợi đầy tranh căi trước Peru khi tỉ số 6-0 giữa hai đội là kết quả vừa đủ để loại Brazil khỏi giải đấu.
Tuy vậy, Brazil cũng giành thắng lợi tuyệt đối trong trận đấu tại World Cup 1982. Maradona bị đuổi v́ chơi xấu. Đội tuyển vàng-xanh cũng tiếp tục chiến thắng trong trận Chung kết Copa America hồi năm 2007 trước Argentina khi đó đang sở hữu một dàn siêu sao. Mâu thuẫn giữa hai nền bóng đá cũng được thể hiện qua cuộc đối đầu Pele và Maradona. Vài năm gần đây, một cuộc cạnh tranh mới lại có nguy cơ diễn ra với hai cái tên Messi và Neymar.
Argentina – Anh
Mối ḱnh địch giữa các đội tuyển quốc gia thường được giới hạn trong biên giới lục địa của họ. Nhưng với Argentina và Anh, đó là một ngoại lệ. Lần đầu tiên hai đội gặp nhau là trận giao hữu vào năm 1951, Anh thắng 2-1. Nhưng phải tới World Cup 1966, mâu thuẫn mới bùng nổ.
Hai đội bóng gặp nhau ở Tứ kết, Geoff Hurst ghi bàn duy nhất của trận đấu. Người Argentina khăng khăng cho rằng Hurst đă việt vị. Antonio Rattin bị đuổi khỏi sân đầy tranh căi. Việc HLV trưởng tuyển Anh, Alf Ramsey, cấm các cầu thủ được đổi áo cho đối thủ sau trận đấu chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ.
Argentina có cơ hội báo thù tại Bán kết World Cup 1986. Cú đúp của Maradona đă trở thành một trong những chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong lịch sử bóng đá. Bàn thắng đầu tiên tới từ một cú solo tuyệt đỉnh, bàn thứ hai là một pha chơi bóng bằng tay được mệnh danh “Bàn tay của Chúa”. 12 năm sau tại Pháp, mâu thuẫn tiếp tục lớn lên khi David Beckham bị đuổi khỏi sân sau t́nh huống chơi xấu của Diego Simeone.
Tuy nhiên, Beckham đă có cơ hội cười nhạo lại đối thủ khi anh ghi bàn thắng từ chấm phạt đền hạ Argentina tại World Cup 2002, qua đó, góp phần khiến đội bóng Nam Mỹ phải về nước sớm.
|
Bàn thắng này đă cướp đi không biết bao nhiêu nước mắt của người Anh - Ảnh: Goal |
Nhật Bản – Hàn Quốc
Cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia được thể hiện qua mọi môn thể thao, nhất là bóng đá. Người Hàn Quốc thậm chí c̣n có một cái tên riêng để thể hiện cuộc đối đầu với Nhật Bản. Chữ “Haniljeon” trong tiếng Hàn nghĩa là “Cuộc đối đầu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản”. Lần đầu tiên hai đội gặp nhau là tại ṿng loại World Cup 1954, 9 năm sau Chiến tranh thế giới thứ II. Hàn Quốc thậm chí đă từ chối để Nhật Bản tới Seoul đá trận lượt đi play-off. Việc đó buộc cả hai lượt trận phải diễn ra trên đất Tokyo và Nhật Bản đă dễ dàng vượt qua Hàn Quốc.
Từ đó tới nay, Nhật Bản đă luôn chiếm thế thượng phong cho tới những năm 90, khi Hàn Quốc bắt đầu là một thế lực thật sự. Thắng lợi tại Doha khiến Nhật Bản mất vé dự World Cup 1994 là một bước ngoặt, nhưng sự phát triển chóng mặt của J-League vẫn khiến Nhật Bản được đánh giá cao hơn đối thủ.
Mối ḱnh địch giữa hai bên dần giảm đi trong thế kỉ XXI đặc biệt sau khi hai dân tộc cùng tổ chức World Cup 2002. Tuy nhiên, yếu tố lịch sử luôn khiến Hàn Quốc tỏ ra đặc biệt quyết tâm khi đối đầu với Nhật Bản.
Algeria – Ai Cập
Đây, cuộc đồi đầu căng thẳng nhất, bạo lực nhất lịch sử “lục địa đen”. Căng thẳng luôn lên cao trong cuộc đối đầu giữa hai bên. Tháng Mười Một năm 2009, tại bảng C ṿng loại World Cup khu vực châu Phi, Ai Cập đánh bại Algeria 2-0 tại Cairo đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chơi tiếp một trận play-off trên sân trung lập.
Nhưng bạo lực đă diễn ra trước thềm trận đấu đó. Cuộc chiến giữa CĐV hai đội đă dẫn tới những cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai quốc gia và cộng đồng dân cư của họ tại Pháp. Kết quả cuối cùng là thắng lợi 1-0 cho Algeria, Ai Cập không được dự World Cup. Vài tháng sau, họ trả thù bằng thắng lợi 4-0 tại Can 2010 trong một trận đấu sặc mùi bạo lực. Algeria có 3 cầu thủ bị đuổi khỏi sân.
Đức – Hà Lan
Một ví dụ kinh điển về việc bóng đá ảnh hưởng tới chính trị. Mâu thuẫn Đức - Hà Lan bùng phát từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II khi Hà Lan là một thuộc địa của phát xít Đức. Năm 1974, người Đức bất ngờ giành thắng lợi tại Chung kết Cúp thế giới càng làm mâu thuẫn đó lớn hơn. Năm 1988, Hà Lan loại Đức tại Bán kết trên đường tới chức vô địch EURO. Năm 1990, trên hành tŕnh vô địch thế giới, Đức loại Hà Lan tại Milan. Rudi Voeller và Frank Rijkaard cùng bị đuổi khỏi sân.
Hai đội tuyển c̣n gặp nhau thêm 2 lần nữa. Tại EURO 2004, họ ḥa nhau 1-1. Tại EURO 2012 vừa qua, Đức đánh bại Hà Lan 2-1, qua đó, đẩy đội bóng áo cam khỏi giải đấu mà không giành nổi dù chỉ một điểm.
|
Mâu thuẫn của họ ảnh hưởng sâu sắc từ yếu tố chính trị - Ảnh: Goal |
El Salvador – Honduras
Có nhiều bằng chứng cho thấy giữa hai quốc gia trên đă nổ ra một cuộc chiến tranh do trận đấu bóng đá diễn ra hồi tháng Bảy năm 1969. Tuy nhiên, nguyên nhân lịch sử sâu xa của “Cuộc chiến tranh bóng đá” này đến từ việc dân nhập cư El Salvador bị trục xuất hàng loạt khỏi Honduras.
Sau 2 lượt đấu và một trận play-off, El Salvador là đội thắng. Nhưng việc bạo lực leo thang dẫn tới cái chết của một thiếu niên El Salvador đă khiến chính phủ nước này cắt đứt mọi quan hệ với Honduras và chuẩn bị cho một cuộc tiến công. Lệnh ngừng bắn đă được đưa ra chỉ sau 100 giờ, nhưng cuộc tiến công vẫn làm hàng ngàn người chết và bị thương.
Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha
Đây là sự ḱnh địch truyền thống tới từ những người láng giếng giống như Argentina và Brazil. Hai đội tuyển này cũng sẽ gặp nhau tại Bán kết EURO 2012 vài ngày tới. Đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai đội trong 24 tháng qua. Hai năm trước tại World Cup 2010, Tây Ban Nha chiến thắng 1-0 nhờ pha lập công của David Villa. Nhưng chỉ 5 tháng sau, Roja lại thảm bại 4-0 trước đối thủ. Đó cũng là thất bại nặng nề nhất của Tây Ban Nha sau gần 5 thập kỉ.
Tỉ số đậm nhất trong lịch sử giữa hai đội là thắng lợi 9-0 của Tây Ban Nha tại ṿng loại World Cup 1934.
Iran - Arab Saudi
Hai đội tuyển này đă đối đầu với nhau trong một thời gian dài để tranh giành vị trí bá chủ khu vực Tây Á. Lịch sử đối đầu giữa hai đội tuyển cũng bị tác động bởi mâu thuẫn giữa phái Sunni và Shi’te. Lần đối đầu gần nhất, Arab Saudi giành thắng lợi khi “đá bay” Iran khỏi ṿng loại World Cup 2010.
Croatia – Serbia
Họ từng là một quốc gia, từng chơi cùng một chiến tuyến, từng giành nhiều vinh quang trong cùng một màu áo cho đến năm 1991. Liên bang Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Nam Tư giải thể, đội tuyển quốc gia Croatia và Serbia trở thành hai chỉnh thể riêng biệt. Mâu thuẫn giữa họ bắt đầu từ đây.
Tháng Tám năm 1999, hai đội bóng gặp nhau tại Belgrade lần đầu tiên. Bạo loạn và biểu t́nh chính trị, cộng với sự cố mất điện đă phủ bóng đen lên trận ḥa 1-1 của cả hai. Cả trong các trận đấu tennis và bóng rổ giữa hai quốc gia, rắc rối cũng luôn nổ ra.
|
Lại một cặp đấu bị ảnh hưởng từ chính trị - Ảnh: Goal |
Mexico – Mỹ
Họ là hai thế lực lớn nhất và đă không ngừng cạnh tranh nhau để giành quyền thống trị khu vực. Cuộc đối đầu của hai đội tuyển đă từng diễn ra theo hướng một chiều. Mexico đă luôn vượt lên đối thủ kể từ lần gặp nhau đầu tiên năm 1934. Những năm gần đây, sự lớn mạnh của MLS giúp bóng đá Mỹ cải thiện h́nh ảnh trên trường quốc tế. Nhưng sau 80 năm, họ vẫn không thể chiến thắng đối thủ. Mâu thuẫn từng lên cao trong trận đấu trên sân nhà của Mexico hồi năm 2004 khi Landon Donovan bị tố cáo đă đi tiểu trên thảm cỏ sân Jalisco.
Thể Thao & Văn Hóa Online