Bầu cử Tổng thống tới gần, Obama không dám mạo hiểm; cộng với kinh tế tŕ trệ... là lư do thực sự cản trở Mỹ can thiệp vào Syria chứ không phải là sự phản đối của Nga. Dù vậy, Nhà Trắng vẫn "gào thét", đổ lỗi cho Nga là ngăn cản họ can dự vào Syria.
Trong thời gian qua, giới chức Mỹ, châu Âu cũng như các chính phủ trong khu vực luôn t́m mọi cách thương lượng với Nga để đạt được cách tiếp cận chung về khủng hoảng Syria. Nguyên nhân là Nga có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc, có lợi ích cũng như quan hệ lâu năm với Syria. Kết quả là, mỗi lời mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố ra đều được chú ư đặc biệt.
Nga - để bảo vệ căn cứ hải quân duy nhất c̣n sót lại ở Địa Trung Hải (Tartus), vai tṛ tại Syria nói riêng và Trung Đông nói chung - kiên quyết giữ vững lập trường bảo vệ chính quyền Assad. Ngoại trưởng Nga Lavrov, giống như nhiều lần trước đó, vừa khẳng định “sẽ không bao giờ có sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an, mở đường cho sự can thiệp quân sự từ bên ngoài” (vào Syria). Tôi cam đoan điều đó”. Tổng giám đốc Rosoboronexport Anatoly P. Isaykin th́ tuyên bố, công ty ông đang cung cấp cho Syria các hệ thống “pḥng thủ đáng tin cậy đủ sức chống lại các cuộc không kích lẫn các cuộc tấn công trên biển... và bất cứ ai đang lên kế hoạch tấn công nên suy nghĩ lại”.
|
Ông Obama (phải) chưa đồng thuận với đồng nhiệm Putin. |
Công bằng mà nói, những năm 1990, sau khi Liên Xô tan ra, Nga quá yếu và quá bận rộn với các vấn đề trong nước nên họ mất dần vai tṛ là kiến trúc sư cho chiến tranh hay ḥa b́nh. Tuy nhiên, trong ṿng một vài năm sau cuộc chiến Kosovo, do giá năng lượng tăng và sự tăng trưởng nhanh chóng trở lại của nền kinh tế, Nga có được địa vị mạnh mẽ hơn. Hiện vai tṛ quốc tế của Moscow thực sự rơ ràng và không thể phủ nhận. Điều đó được thể hiện trong các sự kiện như: đàm phán với Đức và Pháp để ngăn chặn chiến tranh Iraq; khẳng định lại ảnh hưởng tại Trung Á; ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ukraine cũng như can thiệp vào cuộc chiến tranh Gruzia.
Những động thái (về cơ bản là pḥng thủ) của Moscow nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích cụ thể và vị thế của Nga trên sân khấu chính trị thế giới. Và tất cả đều tuân theo nguyên tắc chung mà Moscow theo đuổi đó là chủ quyền quốc gia là quyền tối thượng và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Điều này giải thích cho việc Nga gắng sức bảo vệ chế độ Syria.
Tuy nhiên, theo National Interest, Nga thiếu các nguồn lực để cứu Assad, chưa kể hiện nay lập trường của Moscow không cứng rắn và mạnh mẽ như ban đầu khi phải đối mặt với áp lực quốc tế. Quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo An chỉ có tác dụng và hiệu quả với điều kiện Mỹ và các quốc gia khác nhận thấy tiến tŕnh ḥa b́nh do Liên Hiệp Quốc khởi xướng là khả thi. Trên thực tế, nếu Mỹ và phương Tây kiên quyết can thiệp quân sự vào Syria th́ Nga cũng không thể ngăn chặn được.
Tuy nhiên, chính quyền Obama không "tăng tốc, dồn ép" Nga mà lại chủ trương “mưa dầm thấm lâu”, không thể hiện vai tṛ lănh đạo trong tiến tŕnh chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Điều đó làm tăng tầm quan trọng của Nga, theo National Interest.
Tổng thống Obama đề cập quá ít về Syria trong khi đó, giới chức ngoại giao Mỹ lại đánh đồng vai tṛ lănh đạo của cường quốc số 1 thế giới với các phát ngôn chính thức đầy thù địch của Ngoại trưởng Clinton, phát ngôn viên Victoria Nuland hay đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice. Các tố cáo, chỉ trích công khai của họ liên quan đến chế độ Syria và giới lănh đạo Nga có thể đặc biệt thu hút sự quan tâm tức thời của dư luận nhưng rơ ràng không phải là chính sách hay để giải quyết bất cứ điều ǵ.
Nhiều người băn khoăn liệu chính quyền Obama đang cố gắng lôi kéo Nga lên cùng một con thuyền hay đang lợi dụng Nga như là cái cớ để không chịu hành động?
Nếu Mỹ đang cố gắng lôi kéo Nga, theo National Interest, họ nên vạch trần – một cách rơ ràng nhưng kín đáo – sự hạn chế của Nga để tác động đến kết quả ở Syria. Mỹ cần làm Nga hiểu rằng, nếu họ cứ kiên quyết cản trở hướng giải quyết khủng hoảng Syria mà Hội đồng Bảo an thông qua, Mỹ và các chính phủ có chung chí hướng sẽ buộc phải t́m cách khác, bỏ qua Liên Hiệp Quốc…
Tất nhiên, chính quyền Obama cũng cần chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản Moscow cuối cùng vẫn kiên quyết không chịu đứng về cùng một chiến tuyến với Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề thực sự là, chính quyền Obama liệu có t́m thấy và đảm nhận vai tṛ lănh đạo hay sẽ vẫn chấp nhận đứng bên lề, ủng hộ phe đối lập và cố “lên gân lên cốt” chỉ trích Moscow và chính quyền Assad mà thôi.
PHƯƠNG ĐĂNG
Infonet