Thông tin này do Ban Quản lư Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho biết vào ngày 1-7. Theo kiểm tra của Ban Quản lư KKT Nghi Sơn, trong số 412 lao động là người Trung Quốc có 229 người chưa có giấy phép lao động.
Dự án dây chuyền II Nhà máy xi măng Công Thanh (Thanh Hóa), nơi có hàng trăm lao động Trung Quốc hoạt động chưa có phép.
Số lao động là người Trung Quốc đang tham gia dự án dây chuyền II Nhà máy ximăng Công Thanh thuộc các nhà thầu sau: nhà thầu kỹ thuật bảo toàn năng lượng Long U, nhà thầu Viện nghiên cứu thiết kế ximăng Hợp Ph́, nhà thầu công tŕnh quốc tế Quốc Tân - Trung Bác, nhà thầu Tập đoàn xây dựng luyện kim số 23 - Hồ Nam, nhà thầu xây dựng hóa chất 16- Trung Quốc.
Ông Trần Chí Thanh- phó trưởng Ban Quản lư KKT Nghi Sơn- cho biết thêm trong số 229 lao động là người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động chủ yếu là lao động phổ thông, được các nhà thầu đưa sang thi công dự án dây chuyền II Nhà máy ximăng Công Thanh từ cuối năm 2010.
Nguyên nhân là v́ hồ sơ của số lao động này chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam nên chưa thể cấp giấy phép lao động.
UBND tỉnh Thanh Hóa đang giao cho Ban Quản lư KKT Nghi Sơn phối hợp cùng Công an tỉnh, Sở LĐ-TB&XH làm việc với chủ đầu tư (Công ty cổ phần ximăng Công Thanh, thuộc Tập đoàn Công Thanh) và các nhà thầu Trung Quốc, yêu cầu chủ sử dụng lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định để cấp phép cho lao động là người Trung Quốc. Nếu số lao động chưa có giấy phép nêu trên không có đủ hồ sơ sẽ bị xử lư theo pháp luật Việt Nam...
Trong quá khứ, công nhân Trung Quốc cũng đă gây nhiều phiền toái cho dân và các cơ quan chức năng tại Thanh Hoá.
Năm 2009, một người lao động Trung Quốc say rượu đă đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo một phụ nữ bán quán. Vừa lúc đó chồng là anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đă túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của ḿnh.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh và người nhà chống trả lại th́ vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đ́nh anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.
Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến th́ bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị găy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.
Trước đó, người dân xă Hải Thượng c̣n bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xă Hải Thượng cho biết: Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, v́ mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán t́m nhưng không thấy đâu nên đă ôm tivi của nhà hàng đi.
Ngày 26/4/2009, 30 công nhân Trung Quốc đă kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá tŕnh thi công. Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.
Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: Thời gian này c̣n đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng c̣n không dám ra đường v́ sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt.
Nguồn: TTO/Youtube