- Tokyo dường như kiên quyết giúp các nước Đông Nam Á t́m thấy một “giải pháp thuận lợi” đối với kênh giải quyết tranh chấp biển Đông ngay cả khi điều đó khiến Trung Quốc có phản ứng giận dữ trên bàn hội nghị lần này
Tranh chấp chủ quyền biển Đông đang trở thành chủ đề nóng trên bàn hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia, đồng thời cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khu vực và quốc tế.
Tiến sĩ Ian Storey (ảnh: Tuổi trẻ)
Tiến sĩ Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore là một chuyên gia nghiên cứu khá sâu về Trung Quốc và vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông vừa gửi một bài phân tích đăng tải trên Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) b́nh luận về vai tṛ ngày càng tăng của Nhật Bản trên biển Đông.
Để rộng đường dư luận và cung cấp một cái nh́n đầy đủ từ nhiều góc cạnh, đặc biệt từ phía các chuyên gia nước ngoài, xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết này của Tiến sĩ Ian Storey.
Nhật Bản không phải một bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng đang tỏ ra ngày càng quan tâm đặc biệt tới khu vực này. Nền kinh tế lớn thế ba thế giơi này có lợi ích trong việc đảm bảo cho vấn đề tranh chấp chủ quyền lănh hải ở biển Đông không gia tăng căng thẳng.
Ngoại trưởng Nhật Bản tham dự diễn dàn khu vực ASEAN tại Phom Penh, Campuchia trong tuần này dự định bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến gần đây trên biển Đông sau những hành động lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông bất chấp công luận và luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba: Nhật Bản sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc trên biển Đông (ảnh: Vietnam Plus)
Các nước Đông Nam Á, đặc biệt là 4 nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hoan nghênh sự tham dự và vai tṛ của Nhật Bản trong vấn đề biển Đông, nhưng sự xuất hiện của Tokyo trên bàn hội nghị về biển Đông sẽ làm trầm trọng thêm “ma sát” trong quan hệ Trung – Nhật.
Đó là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lănh thổ mặc dù Tokyo không có quyền lợi trực tiếp. Tokyo vẫn luôn để mắt đến biển Đông nhưng phải đến năm 2008 người Nhật Bản mới cảm thấy cần thiết có một cách tiếp cận chủ động hơn đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền. Tokyo lựa chọn cách tiếp cận trực tiếp đối mặt với Trung Quốc.
Nhật Bản có hai mối quan tâm lớn ở vùng biển này. Căng thẳng trên biển Đông ở mức độ thấp có thể leo thang theo thời gian thành một cuộc xung đột lớn hơn sẽ làm gián đoạn hoạt động giao thông hàng hải.
Đây là một tin xấu đối với an ninh kinh tế của Tokyo bởi biển Đông là tuyến hàng hải đưa hàng hóa Nhật Bản đến các thị trường lớn như châu Âu và Đông Nam Á. Mặt khác 90% dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản phải đi qua biển Đông.
Biển Hoa Đông gần khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nóng lên liên tục sau những chuyến thị sát khẳng định chủ quyền. Ảnh: tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Đài Loan có ư đồ tiếp cận Senkaku
Mặt khác, nếu Bắc Kinh áp đặt thành công sự thống trị của ḿnh trên biển Đông th́ không có ǵ đảm bảo nó không lặp lại chiến thuật đó đối với vùng biển Hoa Đông mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền.
Trong trường hợp Trung Quốc dụ dỗ các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc chấp nhận các “luận cứ lịch sử” phục vụ cho yêu sách của họ th́ sẽ làm suy yếu các quy phạm pháp luật chính thống đang tồn tại như Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982.
Điều này có thể gây khó khăn cho Nhật bản trong việc giải quyết yêu cầu chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku mà phía Trung Quốc, Đài Loan gọi là đảo Điếu Ngư trên biển Hoa Đông khi Bắc Kinh khăng khăng đ̣i áp dụng các “luận cứ lịch sử” (do họ tự chế ra mà đường lưỡi ḅ chín đoạn là một ví dụ - PV).
Hơn nữa, Bắc Kinh có thể sắp đặt một t́nh trạng căng thẳng, hiếu chiến ở khu vực này th́ hoàn toàn có thể lặp lại điều đó ở khu vực khác. Như vậy Bắc Kinh có thể kích động một cuộc khủng hoảng về quân sự và ngoại giao lớn trong quan hệ Trung – Nhật.
Điều này giải thích tại sao Nhật Bản quyết tâm đóng một vai tṛ hàng đầu trong vấn đề kiểm soát khủng hoảng trên biển Đông thông qua việc tận dụng các diễn đàn đa phương. Tokyo đă kêu gọi duy tŕ “ḥa b́nh và ổn định” trên biển Đông thông qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Hai tàu tuần tra Nhật Bản đến Philippines giữa lúc căng thẳng trên băi đá Scarborough đang ở đỉnh điểm
Quan trọng hơn, Nhật Bản đă cam kết tăng cường sự hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản với các đối tác Đông Nam Á. Điều này rất quan trọng bởi v́ trong tranh chấp biển Đông các bên liên quan không dùng tàu chiến hải quân để bảo vệ bờ biển, chủ quyền mà họ tuyên bố.
Trong khi đó lực lượng Hải giám Trung Quốc không chỉ làm mưa làm gió trên biển Đông bất chấp công luận và luật pháp quốc tế, mà Bắc Kinh c̣n đang t́m cách đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa lực lượng Hải giám nước này với Malaysia, Indonesia và Thái Lan (PV).
Nhật Bản cũng chủ động đề nghị các thành viên diễn đàn Hàng hải ASEAN hàng năm nên tổ chức mở rộng để gia tăng hoạt động đối thoại giữa ASEAN với các đối tác như Australia, Ấn Độ và Mỹ.
Nhật Bản xem diễn đàn này là một điểm hữu ích để tăng cường khuôn khổ luật pháp quốc tế hiện có và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển Đông.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh điều này không đồng nghĩa với việc Nhật Bản hoàn toàn hải ḷng khi chỉ làm việc thông qua ASEAN.
Tokyo ngày càng tỏ ra thất vọng khi thấy tổ chức này không có khả năng quản lư khủng hoảng, mặc dù Nhật Bản vẫn tiếp tục lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho những nỗ lực của ASEAN.
Nhật Bản muốn đảm bảo rằng ASEAN là một khối thống nhất và phản đối các thành viên riêng biệt làm việc với Trung Quốc kể từ khi Tokyo biết Bắc Kinh sẽ có mặt trong kịch bản đó.
V́ vậy Tokyo cũng sẽ theo đuổi một số hoạt động hợp tác song phương trong khu vực. Nhật Bản đă đành ưu tiên nhiều nhất cho Philippines v́ lo ngại nước này yếu nhất trong khu vực Đông Nam Á về quân sự.
Tokyo hiện đang giúp lực lượng Cảnh sát biển Philippines củng cố năng lực, đồng ư về nguyên tắc chuyển nhượng 10 tàu tuần tra hàng hải cho lực lượng này.
Hai bên cũng đă bắt đầu thúc đẩy quan hệ quân sự, thường xuyên đối thoại, trong đó năm nay tàu hải quân Nhật Bản đă dến Philippines và huấn luyện, đào tạo và trao đổi sứ các hoạt động sứ mệnh nhân đạo.
Bên cạnh đó Nhật Bản cũng đă nâng cấp quan hệ quốc pḥng với một số nước quan trọng của khu vực và tham gia các cuộc thảo luận với Singapore, Malaysia và Indonesia.
Trung Quốc có thể chống lại các cường quốc can thiệp vào vấn đề biển Đông, nhưng chính những hành động đó của Trung Quốc lại buộc Nhật Bản không thể không can thiệp.
Nhật Bản ngày càng coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, đồng thời ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đàm phán ḥa b́nh trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 (ảnh: Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bên phải) và Ngoại trưởng Nhật Bản)
Tokyo dường như kiên quyết giúp các nước Đông Nam Á t́m thấy một “giải pháp thuận lợi” đối với kênh giải quyết tranh chấp biển Đông ngay cả khi điều đó khiến Trung Quốc có phản ứng giận dữ trên bàn hội nghị lần này.
Bài phân tích của Tiến sĩ Ian Storey phân tích khá sâu, cụ thể và chi tiết về vai tṛ ngày càng gia tăng của Nhật Bản trong tiến tŕnh giải quyết vấn đề biển Đông. Không chỉ bằng lời nói, Nhật Bản đă và đang có những hành động thích hợp.
Cũng như Mỹ và một số quốc gia khác, Nhật Bản có quyền lợi ở biển Đông khi 90% lượng dầu thô nhập khẩu và phần lớn hàng hóa phải qua biển Đông để đến Nhật Bản và từ Nhật Bản đi Đông Nam Á và châu Âu.
Đó sẽ là nhân tố mới có ảnh hưởng tích cực đến quá tŕnh giải quyết tranh chấp lănh hải trên biển Đông - Trường Sa, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt và hung hăng bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp quốc tế.
theo gd