Dù mỗi quốc gia chỉ được cử tối đa sáu tay vợt dự môn bóng bàn tại Olympic 2012 nhưng thực tế nhà thi đấu ExCel (London) luôn có các tay vợt gốc Trung Quốc.
|
VĐV gốc Trung Quốc Han Xing đại diện Congo tại Olympic 2012 - Ảnh: Reuters
|
Bóng bàn đang là sân chơi riêng của người Trung Quốc khi họ giành 20 trên tổng số 24 HCV kể từ khi môn này được đưa vào Olympic 1988. Ngoài ra, họ c̣n “xuất khẩu” lượng đáng kể VĐV cho các nước khác. Điều này thể hiện rơ qua việc Olympic 2012 đang có quá nhiều tay vợt gốc Trung Quốc đại diện cho nhiều quốc gia khác nhau.
Thống kê cho thấy trong số 70 tay vợt tham dự nội dung đơn nam và đơn nữ, có đến 1/3 được sinh ra và huấn luyện tại Trung Quốc. Trong đó, hàng chục tay vợt của các nước trên thế giới từng đại diện Trung Quốc thi đấu các giải quốc tế.
Chuyện VĐV bóng bàn Trung Quốc đầu quân cho một số vùng lănh thổ, nước láng giềng như Singapore, Đài Loan, Hong Kong từ lâu đă trở nên b́nh thường. Bây giờ họ “tấn công” cả thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ (với Bora Vang, Melek Hu), Đức (Wu Jiaduo), Croatia (Tian Yuan), Áo (Chen Weixing, Liu Jia, Li Qiangbing), Tây Ban Nha (He Zhi Wen, Shen Yanfei)... của châu Âu đến Canada (Andre Ho, Zhen Wang), Mỹ (Ariel Hsing, Lily Zhang), Argentina (Liu Song) ở châu Mỹ rồi lan đến tận Congo (Han Xing) tại châu Phi.
Trung Quốc đổ nhiều tiền của, công sức để phát triển môn bóng bàn từ khi cựu tay vợt Rong Guotuan đoạt chức vô địch đơn nam thế giới năm 1959, danh hiệu vô địch thế giới đầu tiên của thể thao Trung Quốc. Đến nay, do họ có quá nhiều tài năng nên cuộc cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt.
Để có đất phát huy tài năng và cơ hội dự các giải quốc tế, nhiều tay vợt tầm trung chỉ c̣n cách t́m ra nước ngoài. Tay vợt hạng 8 thế giới của Singapore Feng Tianwei là một ví dụ điển h́nh. Bị hất khỏi đội tuyển trẻ Trung Quốc, năm 2005 Feng sang thi đấu cho Singapore. Feng cùng hai tay vợt Trung Quốc khác (cũng nhập tịch Singapore) đă tạo cú sốc khi lật đổ sự thống trị của tuyển nữ Trung Quốc tại Giải vô địch đồng đội thế giới 2010. Tại Olympic 2012, Feng đă dừng chân ở bán kết nội dung đơn nữ khi thua hạt giống số 1 của Trung Quốc Ding Ning.
Ni Xialian, 49 tuổi, một trong những VĐV bóng bàn lớn tuổi nhất tại Olympic 2012, đang đại diện cho Luxembourg ở Olympic 2012. Xialian từng là thành viên tuyển Trung Quốc giành 2 HCV tại Giải vô địch thế giới 1983. Đến khi không c̣n chỗ đứng, cô trôi dạt sang châu Âu và nhập tịch Luxembourg. Đây là kỳ Olympic thứ ba liên tiếp Xialian đại diện cho Luxembourg.
Xialian nói: “Trung Quốc có rất nhiều tài năng bóng bàn được huấn luyện bài bản nhưng chỉ một số rất ít được khoác áo tuyển Trung Quốc. Sẽ là một tổn thất lớn nếu những người c̣n lại bị mai một tài năng. Con đường duy nhất là họ phải thi đấu cho các quốc gia khác. Theo tôi, đó cũng là cách giúp bóng bàn phát triển rộng khắp”.
Việc “xuất siêu” VĐV bóng bàn Trung Quốc đang khiến cả thế giới phải lo lắng. Việc các quốc gia cho nhập tịch VĐV bóng bàn Trung Quốc là v́ vấn đề thành tích. Nhưng họ chỉ đạt được mục đích này ở những giải nhỏ bởi đa số VĐV đều là “hàng dạt” của Trung Quốc. Việc sử dụng các tay vợt gốc Trung Quốc khiến các tài năng trẻ địa phương không có cơ hội cọ xát đấu trường quốc tế để phát triển. Thế nên, việc xuất khẩu VĐV cũng là cách người Trung Quốc duy tŕ sự thống trị của ḿnh một cách lâu dài.
Cũng từ lo lắng này, sau khi kết thúc Olympic Bắc Kinh 2008 - giải đấu mà Trung Quốc giành cả 4 HCV môn bóng bàn (riêng nội dung đơn nam và đơn nữ th́ họ lấy trọn bộ huy chương vàng, bạc và đồng), Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF) ra quyết định cấm các tay vợt nhập tịch để thi đấu cho quốc gia khác sau 21 tuổi tại các giải World Cup và vô địch thế giới trong nỗ lực ngăn cản t́nh trạng xuất khẩu ồ ạt của VĐV Trung Quốc. Đồng thời, ITTF cũng quy định thời gian nhập tịch để được đại diện cho quốc gia khác của các tay vợt từ 18-21 tuổi là bảy năm, đối với các tay vợt 15-18 tuổi là năm năm và ba năm cho các tay vợt dưới 15 tuổi.
TẤN PHÚC, tuoitre