Hè phố Bolsa có ǵ khác hè phố Saigon? Trên h́nh thức có vẻ khác nhau nhưng nội dung, ở đâu có người Việt th́ dù họ có cách xa nhau nửa ṿng trái đất họ cũng có những điểm giống nhau. Vậy người ta mới gọi là đây là một Saigon thu nhỏ, Little Saigon! Tiêu biểu cho các hè phố Bolsa là khu chợ ABC ở góc đường Bolsa và Magnolia.
Một nhà sư Đại Hàn.
Nhận xét đầu tiên đối với du khách là rác rưởi, tàn thuốc vương văi trên hè. Ở khu Mỹ người ta kiêng dè không đám vứt một mẩu thuốc lá xuống đường, nhưng đây là ao nhà, tha hồ xả rác.
Chỉ trong ṿng 100 mét vỉa hè, chúng ta đă thấy đủ các nhân vật và sắc thái của một hè phố Việt Nam. Sư giả và sư thật lẫn lộn mang thùng lạc quyên bất hợp pháp, không rơ xuất xứ. Vài “nghệ sĩ” ca hát xin tiền khách qua lại, một người homeless đứng co ro trước cửa tiệm ăn ngửa tay xin tiền. Một tủ kính mang các loại nữ trang rẻ tiền đông quư bà quư cô xúm xít và những cửa hàng bán trái cây mang sắc thái bến Bắc Mỹ Thuận: “Mua đi anh Hai, trái cây tươi mới về! Chú Ba cần ǵ. Vào đây, tôi bán rẻ cho!”
Trước đây c̣n có nhiều cụ cao niên đi rút báo trong thùng đem ra bán lại hay đem rau quả vườn nhà như ớt, sả, rau thơm, bầu bí ra bán trên lề đường Bolsa, nay “tệ nạn” này đă bị dẹp bỏ. Nhưng đối với các nhà sư giả hay thật, homeless xin tiền, ca hát trên đường phố, cảnh sát không can thiệp.
Sư thật, sư giả
Kỳ trước, tôi đă có nhắc đến một nhân vật sư giả, miệng nam mô nhưng hay vồ tay các cô để coi tướng. Sau bài báo, ông nghỉ xả hơi một thời gian ngắn rồi trở lại khu này. Một vị đă ở Little Saigon lâu năm, cho chúng tôi biết ngày xưa khi chưa ngồi xe lăn, bà vợ của ông chở ông ra đây bằng xe hơi, chiều rước ông về. Trải qua thời gian dài, khi ông đă già yếu th́ lại được sắm xe lăn, nhưng cái nghiệp của ông vẫn là “ăn xin” và bộ áo quần màu vàng rách rưới của ông làm cho người ta ngộ nhận ông là “sư” sẵn sàng bỏ đồng tiền ra để làm phước.
Ông sư giả Bolsa.
Một vị “sư” khác ăn mặc chỉnh tề hơn, cầm thùng lạc quyên mà cái miệng thùng lớn, có thể tḥ tay vào, chắc là để rút tiền ra bớt khi cần. Thầy nói một cái tên chùa lạ hoắc, không hề có trong vùng này. Chùa giả th́ chắc chắn sư phải giả. Tuần trước, ở đây lại xuất hiện một vị “sư,” người cao lớn, khuôn mặt rất đẹp đẽ, ông cho biết ông người Đại Hàn lai Nhật, mới đến Mỹ. Ông đem theo cả bộ chuông mơ “mini” và miệng ông luôn luôn lâm râm đọc kinh bằng tiếng Hàn. Ông thu được rất nhiều tiền nhờ cái dáng dấp bề ngoài có vẻ “ngoại” của ông. Ông ở đây khoảng vài ba tuần, rồi biến mất.
Một hè phố “rộng lượng”!
Người Việt rộng răi, tốt bụng nên ngay cả quư ông vô gia cư vẫn thường chọn các khu phố Việt để trương bảng “need help!” lên. Một bà người Mỹ da trắng lại đánh đúng vào tâm lư “đồng hương” hơn, khi bà đội nón lá Việt Nam, mang tấm bảng “A Di Đà Phật” đứng ở góc Brookhurt và McFadden, người qua lại vẫn thường dành nhiều cảm t́nh cho bà.
Chúng tôi đi ngang qua một thanh niên c̣n trẻ, mặt mũi khôi ngô, hai cánh tay đầy những h́nh xâm, ngồi xệp bên hè, mang tấm bảng ghi mấy ḍng chữ: “Mới ra tù, cần giúp đỡ!” Có lẽ nhờ mấy chữ “Mới Ra Tù” anh được nhiều người cho tiền nhiều hơn những người khác. Ngồi xuống với anh, tôi ngỏ ư muốn tŕnh bày hoàn cảnh của anh trên mặt báo để anh được giúp đỡ nhiều hơn, nhưng anh có vẻ sợ hăi và từ chối. Anh cho biết năm nay 26 tuổi, vượt biển cùng ông ngoại sang Mỹ hồi 4 tuổi, tốt nghiệp trung học, rồi theo bạn bè rượu, ma túy, say rượu lái xe bị ở tù hai năm, ra tù cách đây 6 tháng. Lúc nào “cần tiền” anh lại ra ngồi đây, nhưng không muốn chụp h́nh và nói rơ tên họ.
Đôi bạn trong “ban nhạc lề đường” là Vũ Thị Thu Lan-Phạm Đ́nh Thuận xưa kia là hai người homeless thường lấy góc đường Moran-Bolsa làm nơi “trú đóng,” người qua đường thường thấy cô Lan ăn mặc ḷe loẹt, nhảy múa như một người điên, nay anh chị thấy cần phải thay đổi cách làm ăn, lập ban nhạc với đàn và máy khuếch âm, chồng đệm đàn cho vợ hát, thường là những bài bolero b́nh dân, quen thuộc, cũng kiếm được khá tiền.
Đôi “nghệ sĩ hè phố” Vũ Thị Thu Lan-Phạm Đ́nh Thuận.
Ở lề đường phố này, gần cả chục năm, có một ông vừa ôm đàn guitar vừa thổi khẩu cầm, không thấy ông nói ǵ, ông ngồi đó, ai bỏ tiền vào cái nón rách th́ ông thu lại cho vào túi. Một lần tôi đến gần ông muốn t́m hiểu, mới mở miệng hỏi ông, th́ ông đă xổ một tràng tiếng vô nghĩa: “Uba lang ca xo ra ma ta” để tránh những câu hỏi ṭ ṃ của tôi, nhưng theo những người gần đó th́ ông là người Việt “chính cống” những lúc ông cần đi mua thức ăn hay gửi nhạc cụ cho người hàng xóm để đi làm vệ sinh.
“Xin tiền” cho thương binh
Cũng trên hè phố này, phải thấy cảnh một cựu quân nhân, anh Hoàng Sinh, mặc quân phục, treo biểu ngữ kêu gọi, suốt ngày “xâm ḿnh” đứng trước cửa chợ ABC để mời đồng bào, người qua lại mua giúp cho Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” một tấm vé vào cửa $10.00 mới thấy tấm ḷng hy sinh, quảng đại của người thanh niên này. Có người hưởng ứng đến bên anh hỏi han, nhưng cũng có người lắc đầu quầy quậy hay tránh qua lối khác để khỏi tốn $10.00. Hoàng Sinh luôn luôn b́nh tĩnh, nhỏ nhẹ tŕnh bày mục đích của chương tŕnh gây quỹ giúp thương binh để xin kêu gọi sự đóng góp của đồng bào.
Hoàng Sinh, người đi xin tiền cho thương binh VNCH.
Mỗi ngày anh “đóng đô” ở đây, từ sáng sớm đă lái xe ra treo cờ, biểu ngữ, bích chương, tay cầm xấp vé đứng trước cửa chợ. Khoảng 5:00 giờ chiều anh lại tháo gỡ đồ nghề đem sang khu chợ đêm Phước Lộc Thọ, tiếp tục “ca bài ca con cá”. Nhờ vậy mà cho đến hôm nay, anh Hoàng Sinh đă bán được hơn 1,700 vé vào cửa, đem về cho ban tổ chức $17.000 và một số tiền donation, một kỷ lục của những người bán vé cho đại nhạc hội.
Chúng ta có thể bỏ ra một số tiền giúp thương binh nhưng chắc chắn không thể hiện diện trên hè phố suốt ngày để làm công việc như anh Hoàng Sinh.
Chúng tôi đă trông thấy nhiều người mua vé nhưng nhà xa không về tham dự buổi ca nhạc gây quỹ được, đă tặng lại cho hội để bán lại cho người khác, tấm vé có mang tên người đă mua. Những tấm vé này cùng số tiền giúp đỡ của ân nhân đều được ghi vào sổ.
Gian hàng nữ trang trên hè phố của quư bà.
Trong khi chúng tôi có mặt ở đây, t́nh cờ trông thấy ông bà Nguyễn Thế Dzũng ở Irvine đă đến chỗ bán vé kư tặng số tiền $100.00 để giúp thương binh.
Hè phố Bolsa, một hè phố nhếch nhác nhưng đôi khi cũng thấm đậm t́nh người.
Bài và h́nh: Huy Phương/Người Việt