Tuy cùng nhau chiến đấu lật để đổ chế độ Assad. nhưng Quân đội Syria Tự do (FSA) và các phần tử thánh chiến lại theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác nhau ở Syria
Khi các đợt biểu t́nh ôn ḥa đ̣i thay đổi chế độ nổ ra cách đây hơn 17 tháng, không có dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện của các nhóm thánh chiến ở Syria. Theo cương lĩnh được công bố, Quân đội Syria Tự do (FSA) được h́nh thành từ các binh sĩ đào ngũ là nhằm “bảo vệ những người biểu t́nh và đấu tranh chống lại chế độ Bashar al-Assad”.

Các phần tử thánh chiến giáo muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo
hà khắc ở Syria. Ảnh alarabya.net
Thế nhưng, các phần tử thánh chiến - những người muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo hà khắc ở Syria bằng bạo lực – đă bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên chiến trường và khiến cho cả FSA lẫn chính phủ Syria lo ngại.
Tiến hành chiến tranh đô thị
Về phần ḿnh, FSA theo dơi “những người bạn cùng chiến hào” này rất chặt chẽ và coi đây là “mối đe dọa thực sự” sau khi chế độ Assad bị lật đổ.
Đại tá Ahmad Fahd al-Nimah, đứng đầu Hội đồng quân sự cách mạng ở Deraa, nói với BBC News: “Các chiến binh thánh chiến sẽ là một mối đe dọa thực sự đối với Syria, các nước Ả rập bạn bè và cả phương Tây”.
Giống như nhiều các nhân vật đối lập khác, đại tá Nimah quả quyết rằng vai tṛ của các chiến binh thánh chiến và sự hiện diện của họ ở Syria là có giới hạn. Tuy nhiên, thực tế ở Syria trong thời gian qua cho thấy vai tṛ của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo ngày càng gia tăng trên chiến trường.
Nhóm Jabhat al-Nusra li-Ahl al-Sham (Mặt trận bảo vệ nhân dân Syria) ở Syria là một nhóm chống đối chính phủ mang nhiều phong cách của mạng lưới khủng bố al-Qaeda.
Nhóm al-Nusra nhận trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công chống lại quân đội, lực lượng an ninh và lực lượng dân quân Shabiha khét tiếng được nhà nước bảo trợ, kể từ khi công bố thành lập hồi đầu năm nay.
Theo báo cáo nội bộ của al-Nusra, trong khoảng thời gia từ tháng 3 đến tháng 6/2012, số vụ tấn công của nhóm này đă tăng từ 7 vụ lên 66 vụ. Kết quả phân tích cho thấy nhóm al-Nusra chủ yếu hoạt động ở các đô thị lớn, với 54% các cuộc tấn công đă diễn ra tại thủ đô Damascus và 20% ở thành phố Aleppo. Các mục tiêu tấn công khác của al-Nusra là Deraa (17%) và Deir al-Zour (khoảng 6%).
Sao chép kịch bản Iraq
Đại tá Nimah cho biết: “Mục đích của các phần tử thánh chiến hoàn toàn trái ngược với những ǵ mà FSA đang đấu tranh”. Theo ông này, FSA chiến đấu dưới ngọn cờ dân chủ và một nhà nước dân sự chứ không phải là một nhà nước hà khắc được cai trị bằng Luật Hồi giáo Sharia.
Sự khác biệt giữa hai bên “cùng chung một chiến hào” này gợi nhớ đến sự khác biệt giữa các nhóm kháng chiến Iraq và các phần tử thánh chiến chống cuộc xâm lược của Mỹ trong năm 2003.
Các chiến binh thánh chiến ở Syria cũng sử dụng chiến thuật gần gũi với cái gọi là chiến thuật “khủng bố thời b́nh” ở Iraq, hoàn toàn khác với chiến thuật mà FSA đang sử dụng.
Trong 4 tháng qua, các chiến binh thánh chiến đă sử dụng chiến thuật phục kích (chiếm 30% trong số các vụ tấn công của họ), ám sát (23%), sử dụng thiết bị nổ và bom xe (16%) và bắt cóc (8%). Đặc biệt, các vụ đánh bom liều chết mà các chiến binh thánh chiến thực hiện ở Syria đă chiếm tới 7% tổng số các vụ tấn công của họ.
Sử dụng thiết bị gây nổ và và bắt cóc là chiến thuật rất phổ biến của các chiến binh thánh chiến có quan hệ gần gũi với al-Qaeda ở Iraq. Đáng chú ư là hầu như tất cả các vụ bắt cóc đều kết thúc với việc giết hại con tin, mà không t́m kiếm bất cứ khoản tiền chuộc nào.
Không loại trừ khả năng quay súng bắn nhau
Phóng viên Ghaith Abdul Ahad của tờ báo Anh The Guardian đă phỏng vấn tộc trưởng Saleem Abu Yassir ở Shahail, cách thị trấn Mohassen của tỉnh Deir al-Zour 50 dặm về phía Tây.
Tộc trưởng Saleem Abu Yassir, cũng là một chỉ huy của lữ đoàn FSA địa phương, cho biết: “Họ là các chiến binh giỏi, nhưng lại hay hành quyết tù binh. Họ gí súng vào đầu một binh sĩ bị bắt và bắn chết anh ta. Trong khi đó chúng tôi có ṭa án tôn giáo và xét xử cẩn thận, trước khi tuyên án tử h́nh”.
Cuộc chiến Syria hiện cũng đang thu hút các phần tử thánh chiến đến từ các nước láng giềng như ở Iraq cách đây vài năm.
Theo New York Times, cộng đồng t́nh báo Mỹ cho rằng các phần tử thánh chiến thuộc các chi nhánh của al-Qaeda Iraq đang tăng cường xâm nhập Syria.
Trong một thông điệp video hồi tháng 2/2012, thủ lĩnh số 1 của al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri kêu gọi các chiến binh của mạng lưới khủng bố này ở Iraq, Jordan, Libăng và Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy và giúp đỡ “những người anh em ở Syria”. Các nhà chức trách Jordan đă bắt giữ nhiều phần tử thánh chiến đang lẻn vào Syria.
Ngoài các nhóm thánh chiến địa phương như al-Nusra, các nhóm thánh chiến khác đến từ Libăng như Fatah al-Islam (từng đụng độ với chính quyền Libăng trong năm 2007) và Lữ đoàn Abdullah Azzam (nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công chống Israel từ miền Nam Libăng kể từ năm 20070 đă hiện diện ở Syria.
Chỉ có điều các phần tử thánh chiến gần gũi với al-Qaeda chỉ là đồng minh ngắn hạn với FSA trong mục tiêu lật đổ chế độ Assad. Về lâu về dài, chắc chắn hai bên sẽ quay súng bắn nhau, sau khi đă “đại công cáo thành”. Chính v́ vậy mà FSA, phương Tây rất lo ngại và cảnh giác trước những người bạn “cùng chung chiến hào” nhưng không mời mà đến này.
Minh Bích (theo BBC News)