Dùng thuốc không đúng chỉ định, ăn nhiều muối, uống nhiều nước... đều có thể khiến t́nh trạng của bệnh suy tim chuyển biến xấu hơn.
Không uống thuốc đúng chỉ định
Theo một nghiên cứu, gần 1/3 trường hợp suy tim tăng nặng do bệnh nhân không tuân theo đúng phương pháp điều trị đă được chỉ định. Điều này thường do bệnh nhân dùng lẫn lộn các loại thuốc, đọc sai tên thuốc, quá lo lắng về tác dụng phụ hoặc chi phí điều trị quá cao. Thông thường, chế độ điều trị bằng thuốc cho các trường hợp suy tim khá phức tạp, đ̣i hỏi nhiều loại thuốc phải được sử dụng tại nhiều thời điểm trong ngày. Một số bệnh nhân lại ngừng dùng thuốc khi có cảm giác cơ thể khỏe hơn.
Bệnh nhiễm trùng
Viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, xoang đều là nguyên nhân gây suy tim tăng nặng. Ngoài ra, nên lưu ư một số dạng bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, ngộ độc thức ăn... Cách pḥng tránh trong trường hợp này là tiêm đủ văcxin do bác sĩ chỉ định, gồm văcxin pḥng dịch cúm và viêm phổi. Bên cạnh đó, nên chú ư giữ vệ sinh bàn tay.
Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối có thể gây ra t́nh trạng ứ dịch và đè nén lên tim. Tốt nhất nên tuân thủ chế độ ăn với hàm lượng natri thấp và chú ư tới hàm lượng muối trong các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đă chế biến sẵn, đồ uống và một số loại thực phẩm khác.
Uống quá nhiều nước
Quá tŕnh điều trị bệnh suy tim đ̣i hỏi việc loại bỏ bớt lượng nước thừa trong cơ thể. Bởi vậy, uống quá nhiều nước hoặc các thức uống khác có thể gây suy tim tăng nặng, nhất là khi kết hợp với thói quen ăn đồ ăn giàu natri. Mặc dù thông thường uống nhiều nước rất có lợi cho sức khỏe nhưng nó tuyệt đối không đúng với các trường hợp suy tim.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến t́nh trạng bệnh suy tim chuyển biến xấu hơn. Chẳng hạn như thuốc ibuprofen và naproxen (kháng viêm không steroid) có thể gây t́nh trạng ứ dịch, tăng huyết áp và làm suy giảm chức năng của thận. Những tác dụng phụ tương tự có thể xảy ra khi sử dụng thuốc thiazolidinedione trị tiểu đường. Thuốc chẹn kênh canxi có thể gây suy tim tăng nặng với những bệnh nhân suy tim tâm thu. Bên cạnh đó, dù được biết đến với tác dụng lâu dài trong việc điều trị suy tim nhưng thuốc chẹn beta vẫn có thể gây suy tim tăng nặng khi mới sử dụng hoặc khi tăng liều.
Uống rượu
Tất cả các loại thức uống chứa cồn (bia, rượu vang, rượu trắng) đều gây tổn hại tới sức khoẻ của bệnh nhân suy tim. Chúng c̣n có thể chính là nguyên nhân gây bệnh ở những bệnh nhân bị suy tim tâm thu. Thức uống có cồn cũng có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt tới t́nh trạng bệnh tim. Mặc dù theo một số nghiên cứu, 1 - 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày tốt cho sức khoẻ và có thể giúp ngăn chặn bệnh động mạch vành nhưng điều này không đúng với bệnh nhân suy tim. Ngoài ra, loại đồ uống này c̣n thể phản ứng với thuốc chỉ định cho suy tim.
Cao huyết áp
Cao huyết áp không kiểm soát được có thể làm yếu cơ tim và ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của bộ phận này. Huyết áp cao c̣n có thể gây ra hiện tượng ứ dịch. Về lâu dài, mất kiểm soát các yếu tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ tim mạch như cao huyết áp và hàm lượng cholesterol cao có thể gây đau tim - một trong những dấu hiệu ban đầu của suy tim. V́ vậy, nên tiến hành kiểm tra huyết áp thường xuyên và dùng thuốc điều chỉnh huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu
Ở bệnh nhân thiếu máu, lượng oxy tới tim không đủ, gây căng thẳng cho các vùng cơ tim. Về lâu dài, t́nh trạng này có thể dẫn tới bệnh suy tim tăng nặng. V́ vậy, cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng sắt, bao gồm cả trong chế độ ăn hoặc thuốc bổ.
Thu Thương (Theo Caring)