Đặc điểm nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống kênh rạch chằng chịt. Kèm theo đó là những cây cầu khỉ mà người nơi khác đến... cho tiền cũng không dám đi.
Trong khi đợi nhà nước xóa những cây cầu khỉ (hay c̣n gọi là cầu tre v́ chủ yếu được làm bằng tre) để thay vào đó là những cây cầu bê tông kiên cố, người dân những xă nghèo vùng ĐBSCL vẫn ngày ngày “treo ḿnh” qua sông, kênh, rạnh,… trên những thanh tre, tay bám vào một thanh tre khác. Đến mức du khách nước ngoài đến với vùng ĐBSCL đă quá ấn tượng mà b́nh chọn cho cầu khỉ của Việt Nam là một trong những cây cầu đáng sợ nhất thế giới.
Lư giải nguyên nhân làm cầu khỉ bằng những cây tre, nhiều nông dân miền Tây cho rằng v́ cây tre suôn dài, thân dẻo dai và đặc biệt là chịu nước, mưa, nắng giỏi hơn các loại cây khác nên được chọn làm để bắc qua kênh.
Một đặc điểm khác làm nên "thương hiệu" cây cầu đáng sợ nhất thế giới là nhờ “kỹ thuật” bắc cầu đạt đến mức "đơn giản tuyệt đối", như không thể đơn sơ hơn được nữa. Chỉ với vài cây tre cắm chéo thẳng xuống kênh làm chân cầu, một cây tre khác bắc ngang bên trên làm... mặt cầu. Người dân dùng dây ch́, nilon và thậm chí cả dây chuối để buộc các cây tre lại với nhau. Khi nước ṛng, cầu cao lêu nghêu, mỏng manh,… trước mênh mong sông nước. Thế nên người dân nơi khác về miền Tây thường chỉ dám ngắm cầu chứ không dám đi.
Mời độc giả cùng Dân trí dạo qua một số tỉnh ĐBSCL, ngắm những cây cầu được thế giới b́nh chọn là "đáng sợ nhất thế giới" nhưng cũng không kém phần thú vị.
Vật liệu và kỹ thuật bắc cầu khỉ không thể giản đơn hơn nữa
Trên cầu, dưới kênh - nơi nào nguy hiểm hơn?
Một cây cầu khỉ rất dài
Đến mùa nước nổi, cầu khỉ trở thành "cầu dẫn" từ nhà ra đường
Ngay từ nhỏ trẻ em miền Tây đă tập làm quen với cầu khỉ
Nhờ kỹ thuật bắc cầu giản đơn mà điêu luyện nên nước lũ đến đâu, cầu khỉ "nhích" lên đến đó
Khi nước lũ rút đi, tại An Giang, Đồng Tháp,... có vô số những cây cầu khỉ "chạy" trên bờ như thế này.
Nguyễn Hành, dantri