(GDVN) - Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đă chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải
Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xă dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ư đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu B́nh khi được phục chức.
Tân Hoa Xă: Mao Trạch Đông là người ra lệnh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Tiếp đó, ngày 9/8, Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử lại tiếp tục đăng bài “Chiến tranh Hoàng Sa giữa Trung Quốc – Việt Nam 1974: Những t́nh tiết ít người biết đến” nhằm tiếp tục luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.
Trong bài viết này, chính tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đă “điểm mặt” 6 viên chỉ huy cao nhất của Trung Quốc thực hiện mệnh lệnh của Mao Trạch Đông, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam quản lư và thực thi chủ quyền.
Sau khi Mao Trạch Đông bút phê: “Đồng ư đánh!” vào báo cáo t́nh h́nh Hoàng Sa – Biển Đông do Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh soạn thảo, Chu Ân Lai lập tực triệu tập hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay trong ngày 17/1/1974. Cùng ngày, Chu Ân Lai quyết định phương án điều động lực lượng quân khu Quảng Châu tham gia đánh chiếm Hoàng Sa.
Đặng Tiểu B́nh (phải) và nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
8 giờ tối ngày 17/1/1974, Chu Ân Lai chủ tŕ hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa gồm 5 nhân vật: Diệp Kiếm Anh (cầm đầu), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu B́nh, Trần Tích Liên, sau này bổ sung thêm Tô Chấn Hoa.
Nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa đă lập tức điều động 2 chiến hạm phá ngư lôi 396 và 389 của hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Quảng Châu, 2 chiến hạm 271 và 274 hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Du Lâm đổ bộ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm tuần tra phục sẵn, đồng thời phái 4 đội dân binh vũ trang ra các đảo Duy Mộng, Quang Ḥa Tây và đảo Quang Ḥa.
Tiếp đó quân Trung Quốc phái 2 chiến hạm 281 và 282 tiến ra phía tây đảo Phú Lâm, đồng thời điều động 2 máy bay thuộc trung đoàn không quân 22 hạm đội Nam Hải tham gia yểm trợ. Phía Trung Quốc bài binh bố trận đă xong.
Chu Ân Lai (giữa) và Đặng Tiểu B́nh (phải) chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
Sáng sớm 19/1/1974, Chu Ân Lai lại nhóm họp 5 viên chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa bàn phương án, đồng thời bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào nhóm này và giao việc chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu B́nh phụ trách.
Theo tài liệu Nhân dân nhật báo Trung Quốc đang tuyên truyền, cũng trong sáng sớm 19/1/1974, 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ của hải quân miền nam Việt Nam đang tuần tra tại khu vực nhóm Lưỡi Liềm th́ phát hiện các tàu Trung Quốc đă xuất hiện gần đó.
Từ trái qua: Đặng Tiểu B́nh, Diệp Kiếm Anh, Vương Hồng Văn
Theo tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo, trận chiến đánh chiếm Hoàng Sa nổ ra ngày 19/1/1974. 10 giờ 22 phút sáng cùng ngày, 1 tàu Trung Quốc bị trúng đạn pháo của tàu hải quân miền nam Việt Nam. Tuy nhiên do quân Trung Quốc quá đông, chúng thực hiện chia cắt 4 tàu hải quân miền nam Việt Nam và dồn dập dội hỏa lực, chỉ 13 phút sau, quân Trung Quốc đă chiếm thế thượng phong.
Ưu thế quân đông, tàu nhiều, quân Trung Quốc tấn công dồn dập, đến 2 giờ 52 phút chiều, theo tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, quân Trung Quốc đă chiếm được các đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa. Diệp Kiếm Anh báo cáo Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông chỉ thị tiếp tục đánh chiếm các đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa và Hữu Nhật. 9 giờ 35 phút sáng 20/1/1974, quân Trung Quốc đổ bộ chiếm nốt 3 đảo này.
Từ trái qua: Trương Xuân Kiều, Tô Chấn Hoa, Trần Tích Liên
Theo tài liệu phía Trung Quốc đang tuyên truyền, trong trận đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chết 18 người, trong đó có Phùng Tùng Bách – Chính ủy tàu 274, bị thương 67 người, tàu 389 bị trúng đạn hỏng nặng. Tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo không nhắc đến con số thương vong của hải quân miền nam Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đă chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải và chính Tưởng Giới Thạch đă đồng ư cho 3 tàu này đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông nhằm thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài.
Hồng Thủy
theo báo Giáo Dục Việt Nam