– Nhật Bản tuyên bố sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp tăng cường trong chiến lược ngoại giao kinh tế nhằm đáp trả hành động “gây hấn” của Hàn Quốc liên quan tới tranh chấp chủ quyền đảo những ngày gần đây, China Post dẫn nguồn tin từ Tokyo.
Trước đó, hôm 17/8, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cho biết chính quyền Tokyo sẽ rút lại thỏa thuận trao đổi tiền tệ đă được 2 bên nhất trí từ năm ngoái và dự định hết hiệu lực vào tháng 10 năm nay.
Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản c̣n loan tin nhiều khả năng nước này sẽ tạm dừng kế hoạch mua trái phiếu chính phủ của Hàn Quốc – một phần trong chiến lược hợp tác kinh tế, tài chính giữa hai nước đă từng được thông qua.
Hôm 21/8, nội các Nhật Bản đă có một cuộc thảo luận bàn về cách đối phó hành động của Hàn Quốc được Tokyo cho là “gây hấn” khi Tổng thống Lee Myung-Bak tới thăm quần đảo Takeshima/Dokdo nằm trong vùng tranh chấp Nhật – Hàn vào hồi đầu tháng.
Việc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak tới thăm đảo tranh chấp hôm 10/8 đă khiến quan hệ Nhật - Hàn thêm căng thẳng
Ngay sau cuộc họp này, người đứng đầu nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết Thủ tướng Yoshihiko Noda đă kêu gọi việc áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm giải quyết mâu thuẫn với Seoul, bao gồm cả những biện pháp nằm ngoài các kênh ngoại giao thông thường.
“Thủ tướng Noda đă chỉ đạo các Bộ trưởng cùng t́m giải pháp ḥa b́nh, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, củng cố chính sách thông tin, đồng thời phải xem xét các biện pháp tăng cường cần thiết để giải quyết xung đột”, ông Fujimura trả lời phóng viên ở Tokyo.
Quần đảo Takeshima hay Dokdo (theo tiếng Hàn) nằm trong vùng biển cách đều lục địa 2 nước Nhật – Hàn và được đánh giá là nơi có mỏ dầu khí tự nhiên dồi dào với giá trị ước tính lên tới hàng tỉ đô la.
Phản ứng trước hành động “bất chấp” của Tổng thống Hàn Quốc, vào tuần trước, ông Azumi đă lùi lịch thăm Seoul sang tới tuần này trong khi 2 cuộc họp cấp bộ trưởng cũng được hoăn tới cuối tháng 8/2012.
Thậm chí, chính quyền Tokyo khẳng định sẽ đưa vấn đề tranh chấp lănh thổ lâu dài với Hàn Quốc ra Ṭa Công lư Quốc tế (ICJ).
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda
Tuy nhiên, việc Nhật Bản dùng “lá bài kinh tế” trong ván tranh chấp chủ quyền với nước láng giềng là điều được giới phân tích đánh giá là không phổ biến và khả quan cho lắm, theo China Post.
“Chính quyền Tokyo đang bàn về chuyện đó (các biện pháp kinh tế) nhưng tôi không tin nó sẽ được thực hiện trong bối cảnh như thế này. Nói lúc nào cũng dễ hơn làm!”, Koichi Nakano – một giáo sư kiêm nhà b́nh luận chính trị đến từ Đại học Sophia (Nhật Bản) nói.
Cũng theo ông Nakano, Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản đang phải chịu sức ép từ dư luận trong khi khả năng giành đa số phiếu ủng hộ trong đợt bầu cử sắp tới là không cao.
Trước đó, các nhà lănh đạo Tokyo đă phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ phía truyền thông và dư luận trong nước khi tỏ ra “quá mềm mỏng và nương nhẹ” trong vấn đề giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng liên quan tới chủ quyền một số quần đảo trên biển Hoa Đông.
Ngoài mâu thuẫn với Seoul quanh quần đảo Takeshima/Dokdo, Tokyo c̣n đang vướng vào căng thẳng với Bắc Kinh v́ quần đảo Senkaku/Điều Ngư mặc dù Nhật Bản từng nhấn mạnh điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước Nhật – Trung.
Người dân Trung Quốc biểu t́nh rầm rộ phản đối Nhật Bản trong tranh chấp Nhật-Trung xoay quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Tuy nhiên, những “kư ức đau buồn” một thời phát xít Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc và Trung Quốc suốt nhiều năm chiến tranh vẫn c̣n in sâu trong ḷng người dân thuộc địa cũ khiến quan hệ giữa các nước càng khó hàn gắn mỗi khi có xung đột.
Điều này không chỉ được thể hiện thông qua sự phản đối gay gắt trong dư luận các nước đối với vấn đề chủ quyền đảo tranh chấp mà c̣n bộc lộ trong cuộc đua t́m kiếm thị trường, khẳng định địa vị kinh tế - đối ngoại cũng như quyền sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
Hạ Giang
theo vtc