Ông Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt lớn xếp thứ 14 danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam vừa bị bắt giam chiều 20/8 ở Hà Nội về sai phạm kinh tế.
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm /AFP photo
Vụ việc gây chấn động dư luận trong nước, Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương về vấn đề liên quan.
Nam Nguyên: Ông Nguyễn Đức Kiên là một nhà tài phiệt rất lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính Việt Nam, việc ông bị bắt có ảnh hưởng như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là một tín hiệu tốt đối với việc thực thi pháp luật ở Việt Nam, và điều ấy có thể gởi tới một tín hiệu mạnh mẽ rằng không phải là người nào quá giàu cũng có thể thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, nếu như người ấy phạm pháp. Tôi nghĩ đấy là mặt tích cực.
Điều thứ hai là, ông Kiên bị bắt và đang được điều tra về những sai phạm trong khi thực hiện quản lư 3 công ty của ḿnh, trong đó có công ty đầu tư tài chính của ACB th́ tôi nghĩ rằng điều này cũng phản ánh một t́nh trạng phức tạp trong giai đoạn vừa qua của khối kinh doanh tài chính và ngân hàng đă phát triển quá nóng, đă có tăng trưởng quá nhanh và v́ vậy chất lượng không được bảo đảm.
Và điều thứ ba vụ này cũng phản ánh tŕnh độ quản lư và giám sát của nhà nước Việt Nam đối với thị trường rất quan trọng, nhưng cũng rất mẫn cảm này chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay phải chờ kết luận điều tra th́ mới biết được rơ ràng, tuy vậy thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Hà Nội và TP.HCM đă có những phản ứng hốt hoảng và các chỉ số đều đă giảm rất mạnh.
Nam Nguyên: Thưa TS, t́nh trạng như vừa nói chỉ là tạm thời hay có thể ảnh hưởng lan rộng ra các lănh vực khác nữa?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay tôi chưa có căn cứ ǵ để nói là nó có thể lan rộng. Tuy vậy, trước mắt sự phản ứng như ngày hôm nay chắc chắn là phản ứng tâm lư. Để có thể lan rộng c̣n phải có thêm các căn cứ, những chứng cứ khác mà hiện nay chưa được công bố hay công luận chưa biết rơ, cho nên cũng chưa có thể dự báo được rằng t́nh h́nh có thể lan rộng hay không.
Tuy vậy tin này diễn ra trong khi t́nh h́nh nợ xấu rất căng thẳng và các ngân hàng thương mại Việt Nam đă có những yếu kém được dư luận trong nước và ngoài nước chỉ rơ, th́ nó càng như thêm một giọt nước tràn ly để làm cho t́nh h́nh thêm phức tạp hơn.
Nam Nguyên: Có tin nói ông Kiên trong thời gian dài tạo được ảnh hưởng nhóm về một mặt nào đó đối với chính sách tiền tệ ngân hàng của Việt Nam. Tin nói ông Kiên liên kết với một số tài phiệt khác và được lợi lớn nhờ chính phủ thắt chặt tiền tệ, tái cơ cấu sáp nhập ngân hàng, qua sáp nhập đă có sự chuyển đổi những cổ đông lớn và khuynh loát thị trường ngân hàng. Thưa, về mặt chuyên môn có thể có được chuyện này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Vừa qua th́ việc thâu tóm Sacombank th́ có những hiện tượng rất không b́nh thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đă phạt một số công ty v́ đă không có báo cáo kịp thời. C̣n những dư luận hoặc thông tin trên mạng điện tử th́ có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp. Tuy vậy, hiện nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các thông tin đó, bởi v́ những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.
Nam Nguyên: Thưa TS, qua việc ông Nguyễn Đức Kiên th́ sắp tới Việt Nam cần có những hành động ǵ để tránh những vụ bê bối như vụ của ông “Bầu” Kiên có thể xảy ra?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, kết luận rút ra chắc chắn không phải chỉ là bản án nào đó đối với ông Kiên mà kết luận quan trọng hơn rất nhiều tức là: Việt Nam cần phải cải cách thể chế một cách rất là nghiêm chỉnh, cần phải có cơ chế giám sát quyền lực. Bất kỳ quyền lực ở một cấp nào cũng phải có sự giám sát và thực hiện công khai minh bạch, thực hiện quyền giám sát của người dân và thực hiện xét xử một cách độc lập theo pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Tôi nghĩ đó là những điều rất cần thiết để có thể thực hiện những cải cách khác về hệ thống tài chính ngân hàng. Nếu không có sự độc lập, sự công minh, không có sự minh bạch th́ những cải cách có thể có được hay là người ta đang mong đợi thực hiện sẽ chỉ có kết quả một cách hạn chế mà thôi. Nếu như chúng ta thấy hệ thống ngân hàng ở các nước đă phát triển rồi vẫn mắc những sai lầm ghê gớm như thế nào, th́ chúng ta cần phải hết sức cảnh giác hết sức nỗ lực xem việc cải cách thể chế nhà nước nói chung, thực hiện xây dựng một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ công khai minh bạch của dân do dân v́ dân và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh về thời gian dành cho đài Á châu Tự do.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.