Báo Sankei của Nhật ngày 22/8 cho biết nếu Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ tham chiến cùng với Mỹ.
Kế hoạch tác chiến của Nhật chia làm 2 bước. Nếu chỉ có dân quân và lính Trung Quốc, Nhật sẽ dùng lực lượng hải - lục - không quân bảo vệ đảo. Nếu Trung Quốc dùng lực lượng lớn chiếm đảo, lực lượng pḥng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mỹ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại.
Sau khi Nhật bắt và trục xuất các nhà hoạt động Hồng Kông đổ bộ lên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư vừa qua, Thiếu tướng La Viện hô hào Bắc Kinh phái 100 tàu đển bảo vệ Điếu Ngư, c̣n tờ Thời báo Hoàn cầu hiếu chiến lớn tiếng: “Nhật Bản sẽ phải trả giá đắt. Hậu quả sẽ tệ hơn nhiều so với những ǵ họ tưởng tượng”.
Đây có thể không phải là lời dọa suông v́ hồi tháng 7, hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đă diễn tập đổ bộ tấn công lên các ḥn đảo. Nếu thực sự xảy ra một cuộc hải chiến giữa hai gă khổng lồ châu Á, bên nào sẽ giành chiến thắng?
Các tàu khu trục Trung Quốc tham gia chống cướp biển ở Vịnh Aden. Ảnh: Tân Hoa Xă
Phó giáo sư James Holmes của Đại học Hải quân Mỹ có bài phân tích trên tạp chí Foreign Policy.
Mặc dù kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đă tuyên bố không bao giờ đe dọa hay sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng lực lượng Pḥng vệ biển của nước này (JMSDF) không ngừng lớn mạnh. Lính thủy Nhật lại được tiếng là chuyên nghiệp. Do đó, nếu tận dụng tốt nhân lực, vật lực và lợi thế địa lư, Tokyo không chỉ so kè khít khao với Bắc Kinh mà thậm chí có thể giành thắng lợi.
Trong quá khứ, Nhật Bản và Trung Quốc từng đụng trận trên biển. Cuộc chiến năm 1894-1895, hạm đội Hải quân hoàng gia Nhật dù được thành lập vội vă dưới thời Minh Trị Duy Tân nhưng đă đánh tan tác hạm đội Bắc Dương được cho là trang bị hùng hậu hơn của Trung Quốc. Hệ quả, trật tự Trung Quốc là trung tâm châu Á đă bị lật đổ chỉ trong một buổi chiều.
Xét về mặt số lượng, hiện hải quân Trung Quốc đang vượt Nhật. Nhật có 48 tàu chiến cỡ lớn, loại tàu được thiết kế để tấn công các đội tàu chính của kẻ thù. Ngoài ra c̣n có các tàu khu trục hạng nhẹ, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis thường có mặt trên tàu chiến Mỹ, khinh hạm và một đội tàu ngầm chạy bằng điện gồm 16 chiếc. Phía Trung Quốc có 73 tàu chiến cỡ lớn, 84 máy bay tuần tra trang bị tên lửa và 63 tàu ngầm.
Tuy nhiên, số lượng không quyết định một chiến thắng tuyệt đối v́ 3 lư do chính.
Thứ nhất, thực lực vũ khí phải được chứng tỏ trong chiến đấu. Vũ khí hiện đại nhưng khả năng tác chiến kém th́ hiệu quả sẽ giảm đi. Do đó, chất lượng binh lính của Nhật có thể bù đắp sự yếu thế về số lượng khí tài so với Trung Quốc.
Thứ hai, yếu tố con người trong cuộc chiến. Lực lượng Pḥng vệ biển Nhật Bản thường xuyên qua lại các vùng biển châu Á, hoặc độc lập hoặc phối hợp với hải quân các nước khác. Hải quân Trung Quốc tŕ trệ hơn. Ví dụ, Trung Quốc cũng cử tàu chiến tham gia chiến dịch chống cướp biển ở Vịnh Aden nhưng ít có cơ hội diễn tập nên các thủy thủ không phát triển được độ chuyên nghiệp. Về mặt con người, cán cân đang nghiêng về Nhật Bản.
Thứ ba là yếu tố hỏa lực từ mặt đất của cả hai quốc gia. Khoảng cách địa lư giữa Trung Quốc và Nhật Bản không xa. Hải chiến trong vùng biển chật hẹp như vậy trước sau ǵ cũng rơi vào tầm bắn của hỏa lực trên bờ. Đó là chưa kể máy bay của hai bên đều có bán kính chiến đấu phủ khắp Hoàng Hải và biển Hoa Đông, thậm chí ra tận Tây Thái B́nh Dương. Cả hai nước c̣n sở hữu tên lửa chống hạm bắn từ mặt đất.
Hải quân Nhật tham gia tập trận RIMPAC. Ảnh: Defence Talk
Nhắc đến Senkaku, đây là khu vực khó bảo vệ nhất của Nhật Bản v́ cách xa đảo chính và nằm gần Đài Loan hơn cả Okinawa. Nhưng nếu Nhật điều hệ thống tên lửa chống hạm di động Type 88 đến quần đảo trên cùng các đảo kế cận, nước này có thể tạo ra một khu vực hỏa lực chồng chéo khiến tàu Trung Quốc không dám bén mảng.
Tóm lại, theo ông James Holmes, Nhật Bản đang có lợi thế hơn. Vả lại, Nhật không cần phải giành chiến thắng trên biển trước Trung Quốc. Tokyo chỉ cần chốt lực lượng trên quần đảo Senkaku là đủ.
Ngoài ra, lực lượng của Nhật Bản tập trung trong khi Trung Quốc phải phân tán thành 3 hạm đội để đảm trách đường bờ biển kéo dài. Nếu giới tướng lĩnh Trung Quốc muốn gom đủ số lượng khí tài để đè bẹp Nhật Bản, nước này sẽ bị hở sườn ở các khu vực chiến lược khác, cụ thể nhất là biển Đông.
(Theo NLĐ, Foreign Policy)