08-24-2012
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Đối đầu Trung-Nhật trên biển: Lợi thế về ai?
Trong cuộc đối đầu mới nhất với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như đang có mọi lợi thế. Nước này là một cường quốc đang nổi lên mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Trong khi đó, nền kinh tế của Nhật Bản rơi vào tŕ trệ. Với triển vọng tăng trưởng ở quê nhà mờ nhạt, các công ty lớn của Nhật Bản như Toyota và Sony cần thị trường khổng lồ ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới. Đất hiếm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp sản phẩm công nghệ cao ở Nhật Bản như ngành sản xuất xe lai.
Mặc dù bề ngoài Trung Quốc có vẻ như đang có lợi thế nhưng sự thực lại khác. Khả năng Bắc Kinh có thể trừng phạt Tokyo về việc đă bắt giữ và sau đó trục xuất các nhà hoạt động Trung Quốc ra khỏi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi giữa tháng 8 vừa rồi thực ra là rất hạn chế. Đây là nhận định vừa được ông Ting Wei, một giáo sư chuyên nghiên cứu về quốc tế và chính phủ ở trường Đại học Baptist Hồng Kông, đưa ra. Theo ông này, “chính phủ Trung Quốc sẽ phải thận trọng” trong việc giải quyết những lùm xùm gần đây với Nhật Bản.
| Tàu Trung Quốc bị hai tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản bao vây ở khu vực lănh hải gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. |
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tập trung vào một nhóm đảo ở phía đông bắc Đài Loan. Nhóm đảo này được Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trong khi Tokyo gọi là Senkaku. Hồi cuối tuần trước, một nhóm nhà hoạt động Nhật Bản đă đổ bộ lên cắm cờ của họ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra sau khi giới chức Nhật Bản bắt giữ và trục xuất một nhóm nhà hoạt động Trung Quốc v́ tội vi phạm chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi họ lên đảo để “cắm cờ khẳng định chủ quyền”. Người Trung Quốc đă giận dữ đổ ra đường biểu t́nh, lên án Nhật Bản.
Trung Quốc có tranh chấp với rất nhiều nước láng giềng trong khu vực. Nước này đối đầu không chỉ với Nhật Bản mà c̣n với một số nước Châu Á như Philippines. Trung Quốc có tranh chấp lănh thổ với cả Ấn Độ. Với việc Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực lớn sẽ diễn ra vào Đại hội Đảng Cộng sản sắp tới, điều cuối cùng giới lănh đạo nước này muốn làm là một cuộc khủng hoảng chính trị leo thang có thể dẫn đến việc các nước Châu Á lo lắng về ư định của Bắc Kinh và quay sang Mỹ t́m kiếm sự bảo vệ.
Hơn nữa, Nhật Bản thực sự đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông Ting, gây sự chú ư đối với vấn đề này không đem lại lợi ích ǵ cho Trung Quốc bởi những người biểu t́nh chống Nhật có thể sẽ sớm đặt ra câu hỏi, tại sao chính phủ Trung Quốc không bảo vệ được lănh thổ của ḿnh. Giới lănh đạo Trung Quốc “không muốn các cuộc biểu t́nh kéo dài lâu và phát triển thành một phong trào chống Nhật trên khắp cả nước”, ông Ting cho biết.
“Nếu người Trung Quốc cảm thấy chính phủ quá yếu, họ sẽ hướng sự chú ư trở lại chính phủ Trung Quốc và sẽ chỉ trích chính phủ. Đây sẽ là ác mộng đối với giới lănh đạo Trung Quốc”, nhà phân tích Ting nhận định.
Rơ ràng, Bắc Kinh đang cố kiềm chế các cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản trước khi nó vượt qua khỏi tầm kiểm soát của họ. “Yêu nước là hành động đáng quư nhưng những người biểu t́nh nên tránh bất kỳ hành vi bạo lực hay phi lư nào. Những cuộc biểu t́nh chống Nhật phi lư và bạo lực nên được tránh”, hăng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xă đă viết như vậy trong một bài báo được đăng hồi đầu tuần này.
Bài viết trên Tân Hoa xă là nhằm phản ứng lại những cuộc biểu t́nh rầm rộ nổ ra ở Thâm Quyến dịp cuối tuần trước. Tân Hoa xă đă gọi những người biểu t́nh là “những kẻ điên cuồng” khi họ xông vào tấn công một nhà hàng Nhật Bản và lật đổ một chiếc xe hơi mang nhăn hiệu Nhật Bản. Và chiếc xe hơi bị lật đổ không phải là chiếc xe nào khác mà lại là một chiếc xe của cảnh sát Trung Quốc.
“Mặc dù giới lănh đạo Trung Quốc khuyến khích các công dân thể hiện t́nh yêu đất nước một cách hoà b́nh nhưng chính phủ tuyệt đối bác bỏ những kiểu t́nh yêu đất nước mù quáng có thể dẫn đến bạo lực, đặc biệt là chống lại những người đồng bào Trung Quốc”, tờ Tân Hoa xă cho biết.
Kiệt Linh - (theo Businessweek)
|
|
|