Một buổi tối mùa hè Hà Nội, Nguyễn Chu Hoa cùng bạn trai đang lướt qua những con phố nhỏ rợp bóng cây thủ đô, với chiếc xe ưa thích của cô: một chiếc xe đạp điện.
|
Người dân chở đồ đan lát bằng xe đạp. Ảnh: Alamy |
"Tôi có yêu xe đạp điện của ḿnh không ư? Có chứ", cô sinh viên 21 tuổi khẳng định. "Nó sạch, nhanh, rất tiện lợi".
Từng là xu hướng khá lâu ở Trung Quốc, măi sau mới lan sang khắp Đông Nam Á, nhưng những chiếc xe đạp điện ngày càng được bán chạy ở Việt Nam, một phần do giá xăng tăng. Tại Asama, một cửa hàng xe đạp ở trung tâm Hà Nội, có rất nhiều tấm poster chụp những cô gái Việt Nam xinh đẹp lái chiếc xe đạp điện được dán trên tường. Nguyen Cát Nhật, nhân viên bán hàng của Asama cho biết doanh số những chiếc xe này tăng gấp 4 lần trong ṿng 5 năm.
"Các khách hàng của chúng tôi phần lớn là học sinh, sinh viên, những người không muốn lái xe đạp hay mua ôtô, hoặc không thể mua ôtô", anh cho biết. "Cứ 10 chiếc xe đạp điện bán ra, 5 dành cho học sinh, ba cho người già và hai cho người hay đi phương tiện công cộng. Bạn phải đủ 18 tuổi mới có bằng lái xe máy, v́ vậy đi xe đạp điện là cách dễ nhất để học sinh trung học phổ thông đi từ trường về nhà và ngược lại", Nhật nói.
Tuy nhiên, xe đạp điện c̣n xa mới có thể áp đảo xe máy để trở thành phương tiện giao thông hai bánh ưa thích của người Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng do thiếu động lực thúc đẩy từ chính phủ, cùng với tiếng xấu là hoạt động kém và chất lượng thấp, đă khiến doanh số xe đạp điện ít hơn nhiều so với ở Trung Quốc, nơi năm ngoái sản xuất gần 31 triệu xe đạp điện và là nguồn cung lớn của Việt Nam.
Kết quả là, xe đạp điện thường được coi là một bước đệm tạm thời, Nhật thừa nhận. "Khách hàng của chúng tôi thường thay thế xe đạp điện bằng một chiếc xe máy khi họ có đủ tiền", anh cho biết.
Thật khó để tạo ra một văn hóa "xe đạp xanh" ở Việt Nam, Guim Valls Teruel, người Tây Ban Nha, chủ một quán cafe xe đạp, chuyên về ḍng xe Peugeot cổ và xe đạp điện ven hồ Tây. "Khi tôi mở quán, hàng xóm xung quanh nh́n tôi như kiểu "Cái ông này đang làm ǵ thế? Giờ có ai mua xe đạp nữa đâu, họ chỉ mua xe máy, ôtô", Teruel cho biết. Mới đây, anh vừa đi xe đạp điện từ Trung Quốc tới Tây Ban Nha và mở quán bên hồ Tây, Hà Nội.
"Ở đây, người đi xe đạp bị coi là nghèo. Nó được coi là một loại phương tiện giao thông dành cho người có thu nhập thấp, bởi ngay khi có tiền, họ sẽ mua xe máy. Nếu giàu hơn, họ sẽ mua ôtô", Teruel nói.
Có một thời người ta nói rằng xe đạp không chỉ đóng góp cho thành công của một gia đ́nh ở Việt Nam, mà c̣n của cả một dân tộc. Quân dân miền Bắc đă đạp xe chở đồ viện trợ dọc đường ṃn Hồ Chí Minh, đến nỗi một nhà báo
New York Times từng nói với một ủy ban thượng viện Mỹ rằng chính những chiếc xe đạp đă giúp người Việt chiến thắng trong chiến tranh.
|
Đám cưới xưa, chú rể thường rước dâu bằng xe đạp. Ảnh: Nguyễn Bích Đào |
Gần 40 năm sau chiến tranh, Việt Nam vươn lên thành một con hổ châu Á trong nền kinh tế toàn cầu. Bằng chứng của việc tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, nền kinh tế bùng nổ và nền công nghiệp ổn định là 33 triệu xe máy lưu thông như kiến trên đường phố, trong ngơ, giữa các làn đường. Hà Nội gần đây quy định xích lô, một phương tiện mang tính biểu tượng, chỉ được di chuyển trong một số giờ nhất định trong ngày để không làm cản trở giao thông.
Trớ trêu thay, có lẽ chính hàng triệu khách du lịch tới Việt Nam mỗi năm mới là người thích đạp xe nhất. "Vẻ đẹp phong cảnh của đất nước đẹp nhất khi ta đi xe đạp để chiêm ngưỡng", Ngô Trọng Huy, nhân viên công ty Vietnam Bike Tours, một công ty ở Sài G̣n phục vụ chủ yếu khách nước ngoài. "Nhưng ngày nay chúng tôi không c̣n thấy nhiều người Việt đi xe đạp. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đạp xe trong một chục năm nữa, khi mỗi gia đ́nh đều có ôtô. Khi đó tôi hy vọng người Việt Nam mới chính là khách hàng chủ yếu của chúng tôi", Huy nói.
Teruel cho biết cách duy nhất để người Việt một lần nữa thích xe đạp là phải gắn liền nó với điều quan trọng nhất: vị thế. "Một anh ở thành phố Hồ Chí Minh bảo với tôi rằng nếu anh đi xe đạp điện, anh sẽ không thể có bạn gái", Teruel cho biết.
"Xe đạp điện có giá thấp hơn hoặc bằng giá một chiếc xe máy, nhưng nó cần phải được gắn với thể thao, địa vị hay tốc độ, đại loại thế", Teruel giải thích.
Nhiều những bức ảnh cưới ngày nay vẫn chụp cô dâu chú rể bên chiếc xe đạp, cho thấy xe đạp ăn sâu vào văn hóa đất nước Việt Nam. Nhưng ngày nay, có lẽ những chiếc xe đạp tạo nên niềm hoài cổ nhiều hơn là tiềm năng sử dụng. Như bạn trai của Hoa cho biết, cô ấy "cũng yêu chiếc xe đạp điện, nhưng tất cả những ǵ cô ấy muốn là một chiếc xe máy như của tôi. Cô ấy suốt ngày nói về chiếc xe máy của tương lai".
Trọng Giáp (Theo
The Guardian)
VNExpress