Michael O'Hanlon và James Steinberg (The Washington Post)
Khái niệm mới về các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài gọi là “Air-Sea Battle” đang được xem xét kỹ lưỡng và chỉ trích. Phổ biến trong giới Không quân và Hải quân, đây là một chính sách tấn công, và một số người trong Lầu Năm Góc xem nó như là một cách để tranh lấy phần ngân sách quân đội. Khắp châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, nhiều người xem nó như là một cách để Hoa Kỳ thách đố một nước Cộng ḥa Nhân dân [TQ] đang lớn mạnh.
Trong thực tế, như một khái niệm quân sự, trận chiến Không-Hải cho thấy một số quan niệm cần có để đáp ứng với những thay đổi toàn cầu về các loại vũ khí và chiến lược quân sự ở Trung Đông và đặc biệt là khu vực Đông Á. Thách thức cho các nhà hoạch định chính sách không phải loại bỏ và thay thế nó bằng một chính sách có vẻ lành tính hơn, nhưng để đặt nó trong một chiến lược an ninh lớn hơn cho khu vực châu Á-Thái B́nh Dương nhằm giữ ổn định và bảo vệ các lợi ích của Mỹ mà không trở thành chạm trán quá mức.
Ngân sách quân sự của Trung Quốc gần 200 tỉ đô-la một năm, theo Bộ Quốc pḥng, đưa TQ lên hàng thứ hai thế giới về sức mạnh quân sự. Với mức ngân sách như thế, Trung Quốc đang đóng và mua tàu ngầm tiên tiến, nhiều hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hạt nhân tầm thấp và ngày càng chính xác hơn, vũ khí dẫn đường trên hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến, vệ tinh, vũ khí chống vệ tinh và máy bay chiến đấu tàng h́nh hiện đại. Các nhà phân tích Mỹ thường nhăn những đổi mới này là một phần của chiến lược “chận đường” có thể được sử dụng chống lại lực lượng Mỹ trong khu vực. Trung Quốc sẽ cố gắng để đẩy các lực lượng Hoa Kỳ ra xa các khu vực gần Trung Quốc hoặc t́m cách để thống trị các vùng biển gần Đài Loan cũng như các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc.
Chiến tranh kiểu Mỹ và phản công của Giải phóng Quân
Nguồn ảnh: The Center for Strategic and Budgetary Assessments (CSBA)
Để đáp lại, khái niệm Không-Hải Chiến sử dụng công nghệ mới để chống lại sự chủ động của Trung Quốc tương tự như - nếu khiêm tốn hơn - những nỗ lực của Iran để thách thức sức mạnh của Mỹ trong vùng Vịnh Ba Tư. “Air-Sea Battle” đặt trọng tâm vào sự cải tiến lệnh-và-kiểm soát, tấn công chính xác, pḥng thủ hỏa tiễn cấp tiến, người máy, tàu ngầm, và việc sử dụng bầu trời và các lĩnh vực không gian. Cho đến nay, nó đă không dùng đến hệ thống vũ khí lớn mới.
Thách thức cho các nhà hoạch định chính sách là mỗi quốc gia có xu hướng nh́n những nỗ lực của nước khác bảo vệ lợi ích của họ như là mối đe dọa hoặc ngay cả khiêu khích — đây là những ǵ các nhà khoa học chính trị gọi là “song đề an ninh.” Các chiến lược gia Trung Quốc hiểu rơ lịch sử nước của họ thường bị tấn công bằng đường biển, v́ thế TQ muốn giảm tổn thất trước các lực lượng nước ngoài. Trong khi đó, Không quân và Hải quân Mỹ lập luận rằng khái niệm Air-Sea không nhắm vào Trung Quốc, mà đúng hơn, là để bảo vệ lối vào quân sự của Mỹ và - có lẽ quan trọng nhất - giữ chữ tín với các đồng minh về những cam kết an ninh của Mỹ.
V́ tầm cỡ và sức mạnh của ḿnh, Trung Quốc và Hoa Kỳ đại diện cho phần tử trung tâm trong việc lập kế hoạch chiến lược lớn của hai nước. Sự không nhận thấy độ thiếu uy tín và không tin cậy này — lại càng là lư do để nhà hoạch định chính sách phải đặt học thuyết quân sự này vào toàn cảnh và không để cho nó trở thành một toa thuốc cho sự ḱnh địch tự do.
Trong khi ngân sách và khả năng quốc pḥng của Mỹ vẫn c̣n quá lớn so với Trung Quốc - và các đối tác liên minh của Mỹ cũng rất đáng nể - các quan chức ở Bắc Kinh nên nhớ rằng có lẽ một nửa khả năng pḥng thủ của Mỹ là phần dành cho các khu vực khác trên thế giới - và những biến động rộng lớn hơn ở Trung Đông cho thấy nó sẽ tiếp tục như thế. Hoa Kỳ không phải là một siêu cường đang xuống cấp, nhưng dù sao cũng là một nước mệt mỏi v́ chiến tranh và tài chính th́ eo hẹp. Giới lănh đạo Mỹ đang cắt giảm chi tiêu quân sự ngay cả khi họ đang nói về “tái cân bằng” hướng về châu Á. Hơn nữa, trật tự thế giới mà quân đội Hoa Kỳ đă ǵn giữ trong nhiều thập kỷ đă phục vụ lợi ích kinh tế cốt lơi của cả hai nước.
Đối với Hoa Kỳ, sự trỗi dậy của Trung Quốc rất ấn tượng và cách nào đó cũng đă được đoán trước. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, được xếp hạng trong khoảng giữa của tất cả các quốc gia về GDP mỗi đầu người, ít hơn 10.000 đô-la một năm, theo Ngân hàng Thế giới. Trong những năm tới, TQ cũng sẽ phải đối đầu với những vấn nạn lớn: nhân khẩu, môi trường, những thách thức kinh tế và quản trị. Mặc dù ngân sách quân sự của TQ đang tăng nhanh, nhưng vẫn chỉ là 2% GDP của Trung Quốc, hoặc ít hơn một nửa mức của Hoa Kỳ (hơn 4%). Tổng số các thiết bị hiện đại của quân đội Mỹ trị giá 3 ngh́n tỷ USD; mặc dù chi tiêu quân sự có lớn, vũ khí của Trung Quốc có lẽ vào khoảng 10% con số đó. Và quân đội TQ cũng không có kinh nghiệm trong các chiến trường hiện đại.
Những ư luận này không phải để biện minh cho tất cả mọi sự hiện đại hoá của Trung Quốc hay của Mỹ. Nhưng thách thức chính cho những người quan tâm về những rủi ro của sự ḱnh địch và chiến tranh là đặt nỗ lực đổi mới quân sự trong một chiến lược chính trị rộng lớn hơn công nhận những lợi ích của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như những rủi ro chung nếu sự cạnh tranh biến thành ḱnh địch hoặc xung đột.
Trong lúc chúng ta tiếp tục sự hiện đại hóa quân sự cần thiết, tăng cường đối thoại với các đối tác về chính sách quân sự và ngoại giao của Trung Quốc cũng sẽ trở nên quan trọng hơn, cũng như sự quản lư tỉnh táo khủng hoảng khi vấn đề xảy ra. Phương pháp tiếp cận hiện tại của chúng ta có vẻ cân bằng, nhưng nhiệm vụ đ̣i hỏi sự tích cực theo dơi của cả hai bên trong nhiều thập kỷ tới. Không-Hải Chiến không phải là vấn đề, nhưng đó cũng không thể là toàn bộ giải pháp.
Michael O'Hanlon là một viện sĩ tại Viện Brookings. James Steinberg, thứ trưởng ngoại giao trong chính quyền Obama, là hiệu trưởng của trường Maxwell tại Đại học Syracuse.
© DCVOnline