Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ thảo luận về những mối căng thẳng ở Biển Đông trong chuyến công du các nước Á châu Thái B́nh Dương 10 ngày, bắt đầu vào ngày hôm nay, trong đó có các chặng dừng chân ở Trung Quốc và Nga.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, và giữa các láng giềng của Trung Quốc với nhau, bà Clinton sẽ nhân dịp này thúc giục các nước tự kiềm chế và t́m cách giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton
Mặt khác, vào lúc Hoa Kỳ chuyển đổi chính sách để tăng cường uy thế ngoại giao và quân sự của ḿnh ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, được coi là một động cơ của tăng trưởng toàn cầu, ṿng công du của bà Clinton c̣n được xem là một cố gắng mới của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng không ngừng lớn mạnh của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt liên quan đến tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chuyến đi của bà Clinton bắt đầu vào thứ sáu ở Quần đảo Cook để thảo luận với các nhà lănh đạo của các đảo quốc ở Nam Thái B́nh Dương. Sau đó, bà Clinton sẽ đến Indonesia, Trung Quốc, Brunei, và trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Đông Timor.
Bà Hillary Clinton sẽ đến thăm Indonesia vào ngày 3/09, với mục tiêu được loan báo là nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ “đối tác toàn diện” song phương và thảo luận về những cam kết của hai nước liên quan đến các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Sau Jakarta, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có mặt ở Bắc Kinh trong hai ngày 04 và 05/09 để thảo luận về “một loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ”. Một bản tin của Tân Hoa Xă trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng bà Clinton sẽ hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Tŕ và các nhà lănh đạo khác của Trung Quốc. Ba hồ sơ đang kéo căng quan hệ Washington-Bắc Kinh là Nhân quyền, Syria, và thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong các tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Chặng dừng chân cuối trong chuyến đi là thành phố Vladivostok của Nga. Tại đây,bà Clinton sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC để thảo luận về tự do hóa mậu dịch và an ninh lương thực.
Giới quan sát nhận định: các hồ sơ biển đảo chắc chắn sẽ được Ngoại trưởng đề cập với phía Trung Quốc trong các cuộc tiếp xúc, với thông điệp là Bắc Kinh không nên dùng sức mạnh để áp đặt các đ̣i hỏi chủ quyền của ḿnh. Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đă gợi lên điều đó.
Tại một cuộc họp báo ở Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói rằng “Chúng tôi không muốn thấy những vụ tranh chấp ở Biển Đông hay bất kỳ nơi nào khác được giải quyết bằng sự hăm dọa, bằng vũ lực. Chúng tôi muốn thấy tranh chấp được giải quyết tại bàn thương thuyết.”
Hoa Kỳ không phải là nước đ̣i chủ quyền ở Biển Đông nhưng tuyên bố có quyền lợi quốc gia trong việc duy tŕ ḥa b́nh và an ninh ở vùng biển này. Washington cũng ủng hộ những nỗ lực của các nước Đông Nam Á nhằm tiến hành những cuộc đàm phán đa phương với Trung Quốc, và đă chỉ trích việc Trung Quốc thành lập “huyện Tam Sa” và “khu cảnh bị Tam Sa” trên những quần đảo mà Việt Nam và các nước khác cũng tuyên bố có chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ c̣n kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong lănh vực quân sự và xác nhận là nhân ṿng công du lần này, bà Clinton sẽ t́m kiếm những bước tiến trong việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử để quản lư các tranh chấp ở Biẻn Đông, một khu vực là nơi qua lại của một nửa tàu chở hàng trên thế giới.
Thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có phần chắc sẽ thảo luận về vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga. AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, Laura del Rosario, cho biết nhà lănh đạo Philippines sẽ tái khẳng định đ̣i hỏi chủ quyền của Philippines trong lúc t́m cách giảm thiểu những mối căng thẳng với Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại.Về bộ quy tắc ứng xử này, bà Nuland cho biết là Hoa Kỳ xem đấy là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp, và bà Clinton sẽ nêu bật vấn đề đó trong nhiều chặng dừng chân của ṿng công du sắp tới.
Theo giới phân tích, vấn đề Biển Đông và bộ quy tắc ứng xử chắc chắn sẽ được Ngoại trưởng Mỹ gợi lên với Trung Quốc, Indonesia, Brunei, và rất có thể là với Đông Timor, quốc gia c̣n non trẻ ở vùng Đông Nam Á.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng có thể tranh thủ các cuộc gặp song phương, bên lề hai Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn các Đảo quốc Thái B́nh Dương PIF tại quần đảo Cook và Diễn đàn APEC tại Vladivostok (Nga), để t́m kiếm hậu thuẫn của các nước khác như Australia, New Zealand hay các thành viên ASEAN c̣n lại sẽ đến dự hội nghi APEC.
Ngoài hồ sơ Biển Đông, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Nuland c̣n cho biết là ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ t́m kiếm giải pháp hoà b́nh cho tranh chấp trên các quần đảo giữa Nhật Bản với Trung Quốc, và Nhật Bản với Hàn Quốc mà quan hệ trong các tuần lễ qua đă xấu hẳn đi.
Trong ṿng công du châu Á lần thứ ba kể từ tháng 5 đến nay, bà Hillary Clinton sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các đảo quốc Thái B́nh Dương, một khu vực mà ảnh hưởng của Trung Quốc càng ngày càng lớn mạnh. Bà cũng sẽ là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ ghé thăm Đông Timor, một nước đang xin làm thành viên khối Đông Nam Á ASEAN.
Trong khi đó, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm thứ tư nói rằng chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton đến quần đảo Cook làm gia tăng những mối quan tâm địa chính trị về sự cạnh tranh của các cường quốc chính trong khu vực.
Bài báo trích lời các nhà phân tích nói rằng việc bà Clinton trở thành viên chức cấp cao nhất của Mỹ tham dự hội nghị của Diễn đàn Đảo quốc Thái B́nh Dương cho thấy Hoa Kỳ dự định chủ động giao tiếp trở lại với các nước ở Nam Thái B́nh Dương. Một chuyên gia Hoa Kỳ học của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nói rằng việc tham dự diễn đàn này là một phần của chiến lược quay lại Á châu Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ.
Theo Dân Trí