- Trung Quốc hôm qua (13/9) đă tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật, trong đó có bài tập liên quan đến việc đánh chiếm đảo bằng vũ lực. Cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi vào một cuộc đối đầu căng thẳng v́ tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo tờ Bưu điện Thượng Hải Buổi sáng, cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc bao gồm một cuộc diễn tập của lực lượng Hải quân ở biển Hoàng Hải và các bài diễn tập của Không quân và Lục quân ở phía tây nam Trung Quốc. Trong khi đó, tờ Thời báo Bắc Kinh đưa tin, cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc bao gồm các bài diễn tập chuẩn bị cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) chiếm lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng vũ lực.
Ngoài tiến hành tập trận, Trung Quốc c̣n tăng cường “tấn công” Nhật Bản bằng những lời chỉ trích, cảnh báo và cả đe dọa. Tờ Thời báo Hoàn cầu – một tờ báo có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, đă cảnh báo Tokyo rằng, Trung Quốc có thể hành động để “rửa sạch” nỗi nhục thời chiến tranh khi bị Nhật Bản chiếm đóng.
"Trung Quốc đă cố gắng kiềm chế sự ác cảm đối với Nhật Bản trong nhiều thế hệ qua. Giai đoạn thân thiện những năm 1970 và 1980 đă giúp hàn gắn phần nào vết thương giữa hai nước. Tuy nhiên, mọi thứ đă thay đổi”, bài báo trên tờ Thời báo Hoàn cầu đă viết như vậy.
Trong khi đó, tờ China Daily phiên bản tiếng Anh dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh, Bắc Kinh sẽ không bao giờ thừa nhận “sự kiểm soát bất hợp pháp” của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Mặc dù Trung Quốc đang thể hiện sự tức giận ở mức cao độ trước việc Nhật Bản gần đây quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng các nhà phân tích cho rằng, không có chuyện Bắc Kinh dùng vũ lực trong vụ tranh chấp này. Tất cả những hoạt động triển khai tàu thuyền đến vùng tranh chấp, tập trận cùng với những lời đe dọa “đao to búa lớn” của Trung Quốc thời gian qua chỉ là “đ̣n gió”.
Nhiều nhà phân tích nhận định, về thực lực quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân, Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Nhật Bản dù trong suốt nhiều năm qua, Bắc Kinh không ngừng mạnh tay đầu tư vào hiện đại hóa quân đội.
Đài Loan cũng đưa tàu đến vùng tranh chấp với Nhật
Liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Vùng lănh thổ (VLT) Đài Loan hôm qua cũng triển khai 2 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đến vùng lănh hải xung quanh quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông này.
Theo lời Đài Loan cho biết, họ triển khai tàu đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà họ gọi là Tiaoyutai này là để bảo vệ các ngư dân của vùng lănh thổ đang đánh bắt cá ở đây. Không rơ có bất kỳ ngư dân nào muốn đến gần khu vực lănh hải đang hết sức căng thẳng bởi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản này để đánh cá hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là tàu của Đài Loan sẽ chạm trán với tàu của Trung Quốc ở vùng lănh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bởi Trung Quốc trước đó hồi đầu tuần cũng đă phái hai tàu tuần tra đến khu vực này.
Cả Nhật Bản, Trung Quốc và VLT Đài Loan đều đ̣i chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku c̣n Đài Loan gọi là Tiaoyutai. Đài Loan là nước ít lên tiếng nhất trong căng thẳng gần đây xung quanh cuộc tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư này. Trong khi Trung Quốc tiếp tục cảnh báo sẽ hành động chống lại việc Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp th́ Đài Loan tuần này cũng đă triệu hồi Đại sứ của họ tại Nhật Bản về nước để bày tỏ sự phản đối.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang leo đến đỉnh điểm sau khi cuộc tranh chấp giữa họ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bị “khuấy tung” lên bởi sự kiện một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc hôm 15/8 đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cắm cờ nhằm mục đích “khẳng định chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng lănh thổ này.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 ḥn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách Vùng lănh thổ Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
theo vnn