Cùng các cập nhật: Ngắm nhật thực mờ ảo trên Sao Hỏa, đá phát quang tuyệt đẹp vào buổi tối...
Giải mã nguyên nhân hình thành người rừng
Các nhà khoa học chuyên ngành Sinh lý Thần kinh (thuộc trường ĐH Y Harvard tại Boston) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng những đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng hoặc bị các loài thú bắt mang về nuôi như trong câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Anh Rudyard Kliping “Mowgli – chú bé rừng xanh”.
Sự cách ly với xã hội trong những tháng đầu tiên và nhiều năm sống với con người có thể dẫn đến những sự mất cân bằng về mặt tình cảm, trong số đó có cái gọi là “hội chứng Mowgli”.
Thiếu giao tiếp sẽ dẫn đến những bất thường trong sự hình thành tế bào, phân cách các nơron và làm mối liên hệ giữa các khu vực của vùng não bị chậm lại - Tạp chí Science thông báo.
Những “đứa trẻ người rừng” (mowgli children) - bị thú nuôi từ nhỏ có thể chịu ảnh hưởng này, dẫn đến hội chứng Mowgli.
Trong lịch sử đã nhiều lần người ta từng bắt được những đứa trẻ có hoàn cảnh như vậy, cố gắng đưa chúng trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội nhưng chúng đều không thể hoà nhập được và bị chết sau một thời gian ngắn.
Song “hội chứng Mowgli” không đơn thuần chỉ có ở những “đứa trẻ người rừng”. Nó có thể xảy ra ở cả những đứa trẻ bất hạnh, bị bố mẹ bỏ rơi từ khi mới ra đời, sống vất vưởng, không được ai chăm sóc và thiếu cuộc sống tình cảm.
Trong những trường hợp này ở chúng sự phát triển ngôn ngữ kém cỏi, đi đứng không thẳng và không có những thói quen cần thiết ở con người. Đó cũng là hội chứng Mowgli.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Ngắm nhật thực một phần mờ ảo trên Sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity của NASA thực hiện sứ mệnh khám phá Sao Hỏa, đã lần đầu tiên ghi lại được khoảnh khắc Mặt trăng Phobos của Hành tinh Đỏ "ăn" một phần Mặt trời - hay còn gọi là hiện tượng nhật thực một phần.
Hình ảnh nhật thực được tàu thăm dò Curiosity chụp từ bề mặt Sao Hỏa.
(Nguồn tham khảo: NASA/Space)
Phát minh mới: Đá phát quang trên đường đi vào buổi tối
Những viên đá Core Glow được tạo nên bởi các nguyên liệu có khả năng tích năng lượng từ ánh sáng, nhựa cây nhân tạo và những sắc tố phát lân quang.
Khi đá tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, sắc tố sẽ được kích hoạt. Khi màn đêm buông xuống, sắc tố trong hàng nghìn viên đá phát ra ánh quang khiến đoạn đường trở nên sáng mà không cần bóng điện, Discovery News đưa tin.
Nếu đá tiếp xúc với ánh sáng từ 10 tới 20 phút, ánh sáng của chúng vào ban đêm sẽ tồn tại trong 10 hoặc 20 giờ với độ sáng giảm dần.
Những sắc tố phát quang trên bề mặt đá có khả năng chống nước. Vì thế ngay cả khi mưa đổ xuống, con người vẫn thấy ánh sáng từ những viên đá.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc/Gizmodo)
Video: Sâu mù phun dịch "đóng băng" con mồi
Mặc dù gần như không thể nhìn thấy gì nhưng loài sâu Onychophora có thể phun dịch để làm tê liệt con mồi.