11 lần sinh nở nhưng chẳng đứa con nào chịu nh́n nhận người mẹ đă c̣ng lưng gồng gánh nuôi họ lớn lên. Người đàn bà xóm Miên, về cuối đời, phải gánh thêm đứa cháu ngoại từ bào thai lầm lỗi của đứa con gái mới 13 tuổi.
Lầm lỗi
Vỉa hè nằm ở đối diện với số nhà 79/5P Mỹ Ḥa 1, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.HCM, vào buổi sáng, ai đi qua cũng sẽ bắt gặp một phụ nữ ốm yếu cùng một bé gái mới lên 2 tuổi đang cặm cụi sắc thuốc nam. Đám khói đen xám xịt, cay xè ấy cũng giống như cuộc đời của họ vậy, c̣n hơn cả một bi kịch.
Cuộc đời của người đàn bà đang sống ở vỉa hè này c̣n thê thảm hơn một bi kịch. Ảnh: K.N
Đôi mắt của bà giờ nh́n cuộc sống bằng sự mờ đục, vài tháng trước, nó đă mờ đục đi sau gần 10 năm bệnh tiểu đường hành hạ. Đôi mắt của bà giờ không có nhiều hơn sự vô vọng.
Bà là Vơ Thị Kim Hường (sinh năm 1958). Thời c̣n trẻ, bà Hường không lấy chồng, bà sống ở xóm lao động, khu vực gần đường sắt ở đường Trần Văn Đang, quận 3. Những người dân ở xóm này kể lại, thuở c̣n trẻ, bà chuyên nghề nhặt rác dưới nước ngập đến ngang hông, lội b́ bơm suốt ngày. Nơi bà thường xuyên ṃ rác nhất là kênh Nhiêu Lộc. Cái xóm nghèo, tồi tàn bà ở được gọi là xóm Miên. Cả tuổi trẻ của bà gắn với những khổ sở và vất vả ấy.
Ba đời chồng (không cưới ai), bà Hường có 11 lần sinh nở. Bà kể: “Gọi là chồng thôi, chứ cũng chỉ là chuyện trai gái qua đường. 11 đứa con mà cũng chẳng có ông bố nào nhận”.
Chúng tôi gặp 3 người đàn bà ở xóm Miên có quen biết với bà Hường. Họ ngồi lại với nhau và tranh căi một hồi lâu mới nhớ hết tên của các con bà. Lượm, Nhóc, Nhí anh, Nhí em, Như, Nhau, Trúc Hồ…, 11 đứa con bà sinh ra không có đứa con nào được đi học để biết mặt chữ.
Lỗi lầm của thế hệ đi trước đă để lại những hậu quả tai hại. “Đứa con gái lớn tên là Lượm năm nay 26 tuổi, cũng có chồng và 3 mặt con, nó cũng khổ lắm, không thể giúp mẹ được ǵ. Hai đứa nữa th́ chết vào lúc c̣n bé. Thằng Nhí anh nghiện ma túy, chết giữa đường, người ta thương t́nh dọn xác nó vào vỉa hè, rồi đem đi hỏa táng. Những đứa c̣n lại th́ không hư hỏng cũng tù tội, tôi chẳng c̣n giữ liên lạc được với đứa nào”, bà Hường kể về những đứa con của ḿnh.
Những đứa con cứ thế lớn lên như cỏ hoang, và hư hỏng, rồi chúng bỏ lại mẹ ḿnh mà đi. Đứa con gái út của bà, Vơ Thị Kim Giàu (sinh năm 1996), năm 13 tuổi đă mang thai. Bà Hường kể: “Nó bị một người hàng xóm dụ dỗ, lúc bụng to rồi th́ lấy dây cột bụng lại, đến tháng thứ tám tôi mới biết. Lúc sinh con các bác sĩ phải mổ ngang để lấy đứa trẻ ra. Tháng 9/2010, sinh đẻ được 1 tháng th́ nó vứt con, bỏ nhà đi biệt tích. Chẳng ai biết nó đi đâu, chỉ nghe người ta nói nó lại trộm cắp rồi bị đi trại cải tạo ở Long Thành, Đồng Nai”.
10 năm nay, bà Hường bị bệnh tiểu đường, gần đây đă biến chứng sang suy thận. 2 năm nay, bà lại gồng gánh thêm đứa cháu ngoại, bé Vơ Thị Trúc Ly – con của Kim Giàu.
Bế tắc
Ít năm trước, c̣n khỏe, bà vẫn c̣n có thể nhặt phế liệu để nuôi cháu. Sau v́ bệnh tật, sức bà yếu dần, có người cho bà tiền để mua vé số về bán ở lề đường, bán được 2 ngày th́ bị cướp sạch vé số. Từ đó trắng tay, hai bà cháu dọn về vỉa hè để tá túc và xin ăn nuôi cháu.
Thảm cảnh của người đàn bà xóm Miên ngày nào vẫn chưa hết, vài tháng trước, thấy sức khỏe suy sụp, bà xin tiền đi khám bệnh th́ được biết ḿnh có thêm một khối u lớn nằm trong gan, bị nghi là ung thư. “Bác sĩ bảo tôi nếu không chữa trị th́ chỉ c̣n vài tháng nữa thôi, nhưng tiền đâu mà chữa bệnh bây giờ?”.
Không có tiền mua thuốc, cứ vài ngày, hai bà cháu lại đi bộ 20 cây số từ Hóc Môn lên chùa Kỳ Quang (G̣ Vấp) xin thuốc nam miễn phí. Củi khan hiếm, họ nhặt rác về đốt. Có hôm siêu sắc thuốc bị thanh niên đi qua đập vỡ, bà phải xin những người xung quanh tiền để mua cái siêu mới.
Anh Tạ Quốc Kỳ Nam, một người dân sống gần khu vực vỉa hè nơi bà Hường trú ngụ kể lại, vài tháng trước anh đă thấy hai bà cháu dắt nhau đi nhặt củi sắc thuốc ở đây. Bé Trúc Ly rất ngoan và lanh lợi. Hằng ngày dắt bà đi, c̣n biết giúp bà nhặt củi, nhặt rác về nhóm bếp. Ngày nào bà bệnh không dậy nổi, bé đợi người bán vé số quen đi ngang qua, vẫy tay nhờ sắc thuốc cho bà.
Hai bà cháu nương tựa nhau, đứa trẻ đang là sống lực sống duy nhất của bà Hường. Ảnh: K.N
T́m hiểu hoàn cảnh và xác minh giấy tờ của bà Hường, anh Nam lên mạng kêu gọi bạn bè để nhờ giúp đỡ cho họ, nhưng sự giúp đỡ của những người hảo tâm vẫn chưa thể giúp hai bà cháu vượt qua cơn bĩ cực.
Người đàn bà đau khổ giờ lo sợ cái chết. Cái chết có thể làm cho bà kết thúc đi một cuộc đời chẳng mấy ư nghĩa, nhưng cái chết sẽ kéo dài thêm những lỗi lầm của bà bởi sự ra đi của bà sẽ làm cho tương lai của đứa cháu ngoại 2 tuổi càng thêm mờ mịt.
“Nhiều cô nhi viện muốn nhận cháu Trúc Ly về nuôi, nhưng không có nó, tôi cũng chẳng biết sống để làm ǵ nữa. Hai bà cháu cũng chẳng thể xa nhau. Tôi chỉ xin các nhà hảo tâm giúp tôi có đủ tiền để thuê được một pḥng trọ có thể sắc thuốc miễn phí hằng ngày và mở một hàng bán rau ven đường. Tôi sẽ cố sống nuôi cháu để chờ ngày mẹ cháu trở về, ḷng tôi mới thanh thản được”, bà Hường nghẹn ngào tâm sự.
Quư độc giả nếu ai biết thông tin chính xác về Vơ Thị Kim Giàu, xin vui ḷng báo về cho bà Hường, bà đang rất mong tin.
Tối 15/9, thấy bà nằm sốt cao vật vờ bên đường giữa trời mưa gió, một anh xe ôm tốt bụng bèn đưa bà vào bệnh viện huyện Hóc Môn, rồi điện thoại cho chúng tôi. Tiền viện phí bà cũng không có, nhưng bà vẫn mang theo đứa cháu nhỏ tội nghiệp vào bệnh viện cùng ḿnh.
Cuộc đời khổ sở có lẽ cũng chỉ đi theo với người đàn bà nghèo nhiều lầm lỗi ít lâu nữa thôi, nhưng có thể, tương lai của em bé mới tṛn 2 tuổi sẽ càng mờ mịt hơn khi vắng đi người bà của ḿnh.
Mọi tấm ḷng của các nhà hảo tâm gần xa đối với 2 bà cháu vô gia cư, mong gửi về: Bà Vơ Thị Kim Hường, số điện thoại: 01662.469.949. Nơi bà Hường đang nằm điều trị: giường 44, pḥng B3, khoa nội B, bệnh viện đa khoa huyện Hóc Môn, 65/2B đường Bà Triệu, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Xin chân thành cảm ơn quư độc giả và nhà hảo tâm!
Đặng Sinh
Theo Infonet