Trung Quốc vừa trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới sở hữu tàu sân bay.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh liệu có ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực Đông và Nam Á trong ngắn và dài hạn?
Bài viết của đại tá Brian Killough, ủy viên quân sự Không quân Mỹ đăng trên Diplomat sẽ đề cập rơ đến những vấn đề này.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Tác dụng của Liêu Ninh đối với HQ Trung Quốc vẫn là một câu hỏi
Đối với nhiều nhà quan sát trong khu vực, Liêu Ninh ngoài việc là một món tài sản giá trị, sẽ không có nhiều giúp ích cho Hải quân Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu cao cấp You Ji ở ĐH Quốc gia Singapore cho hay trong một bài phỏng vấn với tờ New York Times: “Tàu sân bay Liêu Ninh thực tế là không hữu dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Liêu Ninh quá yếu nếu để làm đối thủ của Mỹ, sẽ không có bất cứ khả năng chiến thắng nào cho nó. C̣n nếu Trung Quốc sử dụng Liêu Ninh để đối phó với các nước trong khu vực sẽ là dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa bá quyền của nước này”.
Cách nh́n của ông You Ji cũng phần nào được khẳng định khi các nhà lănh đạo Trung Quốc đều cho biết tàu sân bay đầu tiên của nước này chỉ sử dụng cho mục đích huấn luyện dù lực lượng không quân Trung Quốc vẫn chưa có mẫu tiêm kích hạm chính thức nào.
Ngoài ra, tàu sân bay luôn cần một đội tàu chiến đi theo bảo vệ. Để thành lập đội tàu có khả năng hoạt động hiệu quả, Trung Quốc sẽ cần phải đầu tư rất nhiều tiền vào công nghệ cũng như đào tạo.
Việc này đ̣i hỏi khoảng thời gian hơn 1 thập kỷ. Hiện tại, tàu Liêu Ninh nếu xuất hiện sẽ chỉ là "một mục tiêu ưa thích".
Tuy có nhiều hạn chế nhưng Liêu Ninh cũng đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
Đầu tiên, Liêu Ninh trở thành một biểu tượng tự hào cho, đáp ứng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông đang ngày càng gay gắt.
Thứ hai, Liêu Ninh sẽ giúp Trung Quốc thử nghiệm và từ đó phát triển cũng như cải tiến các tàu sân bay tiếp theo. Có nguồn tin cho biết, Trung Quốc hiện đang lên kế hoạch thiết kế và đóng thêm 5 tàu sân bay mới.
Không những vậy, các tàu sân bay c̣n giúp Hải quân Trung Quốc biểu dương sức mạnh trong khu vực kể cả khi nước này không có ư định đương đầu với các siêu cường khác trên thế giới. Đây có thể được xem như chủ nghĩa ngoại giao pháo hạm mới của Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Nếu Liêu Ninh được trang bị mẫu tiêm kích trên hạm J-15 (đang được Trung Quốc phát triển) và triển khai gần các quần đảo tranh chấp, Trung Quốc có thể duy tŕ quyền kiểm soát không phận lâu dài đối với những khu vực này.
Vậy, Liêu Ninh sẽ là một lợi thế mới của Trung Quốc hay chỉ là một sự phung phí tài nguyên cho một lợi thế mà Trung Quốc không bao giờ có thể nắm giữ? Kết quả có lẽ sẽ nằm giữa 2 khả năng này.
Nói cách khác, Liêu Ninh sẽ là một thước đo đối khả năng tác chiến toàn cầu của Hải quân Trung Quốc – điều không thể thiếu đối với một siêu cường và cần thời gian để đánh giá được tính hiệu quả của tàu sân bay này.
Nguyễn Hoàng (theo Diplomat)