Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Xin lỗi con có ǵ đáng xấu hổ? Đây là câu hỏi lẽ ra rất dễ trả lời. Nhưng trên thực tế, do nhiều người ít có thói quen xin lỗi nhau - ngay cả khi có lỗi rơ ràng - nên việc cha mẹ nói lời xin lỗi con cái lại trở nên khó khăn.
Xét nhiều lư do, việc xin lỗi con khi bản thân đă có lỗi không chỉ là điều nên làm mà c̣n là điều phải làm. Bởi theo xu hướng giáo dục mới, quan hệ giữa cha mẹ và con cái b́nh đẳng hơn, hiện tượng áp đặt đă giảm và trong đối thoại có sự cởi mở hơn. Quan niệm “trứng mà đ̣i khôn hơn vịt” đă lỗi thời và không nên áp dụng nữa.
Không chỉ vậy, làm cha mẹ không có nghĩa là không bao giờ mắc sai lầm, mà đă sai lầm th́ không nên và không thể lẳng lặng cho qua được. Các bậc cha mẹ phải làm gương cho con cái về sự dũng cảm nh́n nhận khuyết điểm, sai sót, lầm lẫn của ḿnh. Việc nhận lỗi có thể không diễn ra ngay khi biết ḿnh có lỗi, nhưng nhất thiết phải để cho con cái hiểu rằng cha mẹ đă biết lỗi, bằng cách này hoặc cách khác.
Do đó, nhận lỗi về sai lầm của ḿnh với con cũng là cách để tự răn ḿnh mà tránh mắc những sai lầm khác. Đồng thời, qua đó, con cái cảm thấy sự gần gũi, thoải mái trong quan hệ với cha mẹ, thay v́ cứ sợ sệt, khép nép.
Vấn đề là nhận lỗi, xin lỗi như thế nào. Đây là nghệ thuật, bởi xin lỗi lúc nào, như thế nào, ra sao để cha mẹ cho con trẻ thấy ḿnh thực ḷng nh́n nhận khuyết điểm mà bản thân không bị “mất mặt”, “giảm tính nghiêm trang” cần có sự cân nhắc. Có việc có thể nói ngay; chẳng hạn, đă hứa với con đi chơi nhưng bạn bận rộn quên mất, th́ có thể nói thẳng: “Ba/mẹ xin lỗi con. Ba/mẹ bận quá nên quên. Ba/mẹ hứa sẽ chở con đi chơi vào tuần sau”. Bạn nói bằng thái độ nghiêm túc không chỉ cho trẻ thấy ḿnh xin lỗi thực sự mà trẻ cũng không dám “mè nheo”. Nhưng có nhiều việc khó nói thẳng như thế. Chẳng hạn, bạn đă nhận xét nặng lời về bạn của con; sau khi thấy rằng ḿnh đă sai, bạn có thể chủ động nói với con, đại loại: “Sao lâu rồi ba/mẹ không thấy bạn ấy tới chơi?”, “Tuần tới nhà ḿnh có liên hoan, con có thể mời bạn A. đến chơi cho vui”, “Bữa trước ba thấy bạn A. nói cụt ngủn tưởng như vô lễ. Mấy bữa sau ba thấy h́nh như bạn ấy rất ngoan nhưng có tật nói thiếu đầu thiếu đuôi, con nên góp ư với bạn”… Dĩ nhiên, không chỉ tùy sự việc mà c̣n tùy lứa tuổi của con để có h́nh thức xin lỗi phù hợp.
Và, xin lỗi không chỉ bằng lời nói mà có thể bằng hành động, tùy hoàn cảnh. Bạn có thể viết thư để trên bàn học của con, vừa thân ái, vừa lịch sự, hoặc gửi tin nhắn qua điện thoại, qua e-mail, qua các mạng xă hội, qua chat...
Tóm lại, xin lỗi con khi ḿnh mắc sai lầm là điều các bậc cha mẹ phải làm. Phải chú ư xin lỗi sao cho con trẻ thấy đó là một bài học và bản thân cũng xem đó là một kinh nghiệm ứng xử với trẻ. Xét cho cùng, cha mẹ xin lỗi cũng là một h́nh thức dạy con tích cực, v́ vậy phải hết sức chú ư.
Nguồn: Minh Tâm/ PNO