Khả năng làm giả càng tinh vi th́ sức khỏe của người bệnh càng bị đe dọa, nhiều dược liệu có hóa chất khi vào cơ thể sẽ gây tác hại lâu dài như suy gan, suy thận, gây ung thư.
Đó là ư kiến của TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược học cổ truyền (Bộ Y tế). 66% số mẫu đông dược không đạt chất lượng sản phẩm trong tổng số 400 mẫu dược liệu tại 70 cơ sở khám chữa bệnh là con số được đưa ra tại đợt kiểm tra thuốc đông y hồi tháng 4.
Xuất xứ Trung Quốc
Dạo quanh một ṿng các cửa hàng thuốc đông y trên phố Lăn Ông, không khó để thấy các loại dược liệu được bày bán nhan nhản.
Theo chị Hằng, chủ cửa hàng thuốc đông y Tùng-Hằng, 43 Lăn Ông, Hà Nội, hầu hết các loại thuốc đông y ở cửa hàng của chị đều nhập từ Trung Quốc, có người giao hàng tận nơi, số lượng cần bao nhiêu họ cũng đáp ứng đủ, chỉ có một số loại trà thảo dược là hàng Việt Nam.
Để chấn chỉnh lại hoạt động buôn bán cũng như chất lượng của sản phẩm này vừa qua, Vụ Y dược học cổ truyền (Bộ Y tế) đă tổ chức kiểm tra định tính, định lượng và tạp chất đối với gần 400 mẫu dược liệu tại 70 cơ sở khám chữa bệnh trên 5 tỉnh, thành phố.
Những tỉnh, thành phố được kiểm tra là những địa phương nhập và sản xuất dược liệu lớn nhất cả nước. Theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược học cổ truyền (Bộ Y tế) nguồn gốc của những loại dược liệu giả chủ yếu là có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiều vị thuốc bị làm giả và lẫn nhiều tạp chất như: bá tử nhân, tế tân, viễn chí, ḥe hoa, pḥng phong, uy linh tiên, tần giao, kim ngân hoa.
Kết quả cũng cho thấy, một số vị thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp như: đảng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung.
|
Thuốc đông dược có nguồn gốc, xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Ảnh minh họa. |
Bạch linh, hồng hoa, thỏ ty tử, hoài sơn nhập từ Trung Quốc có rất nhiều hóa chất độc hại. Một số pḥng kiểm nghiệm đă xác định thỏ ty tử có trộn xi măng hoặc chất vô cơ khác; hay như vị thuốc hồng hoa phát hiện có trộn hóa chất.
Theo dẫn chứng của TS Hồng Phương, hiện nay, có một số loại dược liệu làm giả rất tinh vi, khó phát hiện. Trước đây, bạch linh giả cho ngâm vào nước sẽ tan nhanh chóng. Nhưng giờ phía nhà buôn rất tinh vi đă cho canxi cacbonat vào bạch linh để cho không tan trong nước khi thử. Việc thử bằng nước lúc này trở nên khó khăn, v́ vậy buộc các bác sĩ phải có kiến thức phân biệt tốt hơn.
Nhiều loại dược liệu dễ bị làm giả như hồng hoa, thỏ ty tử, bạch linh, hoài sơn nhưng các đơn vị y tế vẫn nhập về từ Trung Quốc bởi trên thực tế, những đông dược đó chỉ có ở quốc gia này nhưng theo TS, bác sỹ Hồng Phương cũng có khi là thói quen của bác sỹ thích nhập hàng từ Trung Quốc, bởi thay v́ dùng hồng hoa có xuất xứ từ nước láng giềng này, bác sỹ cũng có thể thay thế và chỉ định cho bệnh nhân sử dụng vị thuốc hồng hoa có nguồn gốc tại Thái B́nh cũng có chất lượng tốt và hiệu quả cao.
Nguy hại khôn lường
Khả năng làm giả càng tinh vi th́ sức khỏe của người bệnh càng bị đe dọa, nhiều dược liệu có hóa chất khi vào cơ thể sẽ gây tác hại lâu dài như suy gan, suy thận, gây ung thư.
Theo TS Phương, có loại thuốc nhuộm hạt dưa đă từng cảnh báo gây ung thư, ví dụ có nơi phát hiện vị hoài sơn làm giả bằng củ sắn, củ cọc, củ mỡ hay nhà sản xuất c̣n sử dụng ch́ để bọc viên, đánh bóng dược liệu; sử dụng một số hóa chất để bảo quản như: xông diêm sinh, thậm chí là sunfua kẽm gây độc hại cho cơ thể. Những loại thuốc giả này khi uống không có tác dụng mà c̣n làm bệnh t́nh thêm trầm trọng.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Vụ Y dược cổ truyền - Bộ Y tế đă có văn bản số 6133/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường quản lư chất lượng dược liệu.
Bảo B́nh
Theo Infonet