“Không phải bị can nào cũng xấu, ḿnh phải khơi gợi cái tốt để họ hướng thiện, có trách nhiệm về hành vi”, quản giáo Phương chia sẻ.
15 năm chưa phải là khoảng thời gian dài với nghề quản giáo của thượng úy Kiều Thị Thu Phương, công tác ở trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội. Song chị bảo, nghề đă dạy và đem lại nhiều kinh nghiệm đối nhân xử thế trước những can phạm. Với thượng úy Phương, không phải ai vướng vào ṿng lao lư rồi cũng đều là xấu.
Nữ quản giáo trẻ tâm sự như vậy về công việc quản lư các can phạm đều là nữ, ở nhiều độ tuổi, hành vi phạm tội khác nhau. Chị bảo khó nhất với công tác người quản giáo là định hướng cho can phạm hiểu rơ việc làm sai trái của họ. Những người này lần đầu vào trại tạm giam thường có tâm lư bất ổn, hoang mang, lo sợ nên họ tỏ thái độ chống đối, không nghe lời và quậy phá.
“Đa phần những can phạm bị đưa vào tạm giam thường khóc lóc, ủ rũ và không ít người buông xuôi số phận”, thượng úy Phương chia sẻ. Nắm bắt được tâm lư đó không phải một sớm, một chiều mà người quản giáo phải trải qua nhiều bài học thực tế, tự đúc rút kinh nghiệm và nh́n lớp cán bộ đi trước để làm theo. Chị bảo, người quản giáo phải có cái "tâm sáng", gần gũi, cảm thông mới giúp can phạm hợp tác, hiểu rơ hành vi phạm tội của họ.
Nữ quản giáo Kiều Thị Thu Phương. Ảnh:
Việt Dũng.
Nói đến những can phạm “ấn tượng”, chị cho biết Vơ Thị Vinh (18 tuổi, quê ở Nghệ An) bị truy tố hành vi giết người, khiến chị mất nhiều công sức. Theo thượng úy Phương, Vinh là cô gái ưa nh́n, sớm rời quê ra Hà Nội kiếm sống. Cô gái này nhanh chóng thích nghi với cuộc sống đô thị và kết nhóm với đám bạn ăn chơi. Trong lần đi hát karaoke, nhóm Vinh va chạm với tốp khác và cô đă chỉ ra người có mâu thuẫn với ḿnh để đồng bọn xử quá tay. Nạn nhân tử vong, Vinh và đồng bọn bị bắt.
Lúc đầu, cô bị truy tố tội cố ư gây thương tích và được tại ngoại do tŕnh ra được có tiền sử bệnh tâm thần. Tuy nhiên, cơ quan giám định kết luận, khi phạm tội cô gái này nhận thức đầy đủ, nên Vinh bị bắt tạm giam trở lại, kèm theo đó là bị thay đổi tội danh từ cố ư gây thương tích sang giết người.
“Ngày vào trại lần hai, Vinh khóc nhiều lắm, và thường xuyên la hét. Vinh bỏ ăn, uống, nói cười cả ngày”, chị Phương kể. Ban đầu, chị tưởng Vinh do sốc tâm lư, thành ra “dại” nhưng một tuần tiếp theo, cô gái này vẫn hành động “kỳ quặc” như thế. Vinh được quản giáo Phương cho ở buồng riêng có hai người. Hằng ngày, mọi cử chỉ của cô gái được thượng úy Phương quan sát tỉ mỉ.
Đến khi Vinh tỉnh táo, chị Phương mới gần gũi hỏi chuyện. Tâm sự với quản giáo Phương, Vinh cho biết cô sinh ra trong gia đ́nh nghèo, đông con, làm nông nghiệp. V́ muốn thay đổi cuộc đời nên dù bố mẹ cấm đoán ra Hà Nội, Vinh vẫn cứ làm theo ư thích rồi vướng vào lao lư. “Từ ngày bị tạm giam, chỉ có người chị lớn đang giúp việc ở Hà Nội thỉnh thoảng vào tiếp tế cho Vinh”, quản giáo Phương cho biết. Chính v́ thế, Vinh thiếu thốn đủ thứ từ chiếc bàn chải đánh răng, khăn mặt… Thương Vinh như đứa em nhỏ lầm lỡ, chị Phương thường giúi cho những đồ dùng đó, thỉnh thoảng là gói bánh, hộp sữa. Vinh cảm động lắm, và dần tỉnh táo, nghe lời giáo dục của quản giáo Phương.
Thượng úy Phương chia sẻ, cùng là phụ nữ nên những diễn biến tâm lư của can phạm khi bị tạm giam thường xoay quanh chuyện gia đ́nh, vợ chồng, con cái, bố mẹ. “Ḿnh phải là bạn, chị, em, con cháu của can phạm th́ mới hiểu được rơ ràng nhất nguyện vọng của họ”, chị nói. Theo lời nữ quản giáo, không phải can phạm nào cũng có một lư lịch xấu, con người xấu, đôi khi chỉ bởi sự dại dột, thiếu hiểu biết, hoàn cảnh xô đẩy họ. Chị kể, trường hợp của bà Nguyễn Thị Mây (49 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là vậy.
Bà Mây góa chồng từ hơn 10 năm nay, ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Cậu ấm này vướng vào nghiện ma túy khi mới 12 tuổi, sau ngày bố mất không lâu. Nó bỏ nhà đi dạt triền miên với đám bạn xấu. Buồn bă, uất hận v́ số phận “bất công”, bà Mây trở thành người cáu bẳn, nóng nảy. Sự việc trước Tết nguyên đán 2012, bà Mây vướng ṿng lao lư với tội danh chống người thi hành công vụ.
“Chán cảnh nhà, mới ngày đầu vào, chị ta tỏ ra không c̣n ǵ để mất, suốt ngày la ó, gào khóc, gây náo loạn buồng giam. Chị ta làm căng, gây khó dễ cho cán bộ quản giáo”, thượng úy Phương kể. Nhưng khi tiếp cận, hỏi han về cậu con trai, Mây tĩnh tâm, và mong muốn được gặp con. Quản giáo Phương bảo, trong khi chuyển pḥng giam giữ riêng, chị đă đánh thức t́nh yêu trong con người của bà Mây. Không lâu sau, người phụ nữ quậy phá này hợp tác tích cực với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án. “Thái độ thành khẩn đă giúp chị ấy nhận được án tù treo”, chị Phương cho biết.
Nhắc tới chuyện của ḿnh, thượng úy Phương tâm sự, công việc giáo dục những can phạm hướng thiện, một phần do chị có sự hậu thuẫn vững chắc từ người chồng cùng ngành, nghề. Hiểu công việc của vợ, anh càng thương chị phải trực đêm; dịp lễ, tết lúc nào cũng bận bịu nên đă chia sẻ việc chăm sóc con cái thường xuyên. Hơn 10 năm qua, năm nào chị cũng đạt Chiến sĩ thi đua tiên tiến, được nhận Giấy khen của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Không chỉ suất xắc trong chuyên môn, Thượng tá Phương c̣n là một trong hai tay súng nữ “thiện xạ” của Trại tham gia vào các giải thi bắn súng quân dụng của Công an Hà Nội. Chị phấn khởi khoe được Ban giám thị trại tin tưởng giao quản lư Đội bệnh xá trong thời gian tới. Đó là động lực để chị phấn đấu hơn trong nghề.
Việt Dũng - ngoisao