Siêu bão Sandy có thể khiến các nhà máy hạt nhân cũ của Mỹ gặp nguy hiểm vì không kịp hạ nhiệt, và dấy lên lo ngại về một 'thảm hoạ Fukushima' ở Bờ Đông.
Hình minh họa một nhà máy điện hạt nhân của Mỹ
Siêu bão Sandy tràn vào Mỹ không chỉ khiến hàng triệu người dân không có điện, mà còn dấy lên một mối nguy khủng khiếp hơn rất nhiều lần: hướng đi của bão có thể ảnh hưởng đến 26 nhà máy điện hạt nhân.
Hơn hai chục cơ sở hạt nhân trên khắp Bờ Đông có thể bị tàn phá trong cơn bão có quy mô cực lớn này.
Siêu bão lớn tới mức Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ (NRC) phải tuyên bố "Báo động" đối với các nhà máy điện hạt nhân cũ nhất của Mỹ tại Oyster Creek, New Jersey do mực nước dâng lên quá cao.
NRC đã ban hành một cảnh báo rằng nếu như mực nước tiếp tục dâng cao thì các máy bơm nước làm hạ nhiệt của các thanh nhiên liệu của lò phản ứng sẽ bị ảnh hưởng.
Arnie Gundersen - giám đốc kỹ thuật của công ty tư vấn năng lượng Fairewinds Associates - cảnh báo rằng nếu như các kỹ sư tại các nhà máy điện hạt nhân từ Bắc Carolina cho tới New England nói rằng các nhà máy của họ đã đóng cửa và an toàn trước thảm họa này, có lẽ khi đó đã là quá muộn.
Trong một tài liệu trên website của công ty này đăng hôm 28/10, một chuyên gia giải thích rằng các dù cơ sở hạt nhân đã đóng cửa để tránh bão lớn như Sandy, thì nguy cơ vẫn còn hiện hữu khi mà trong các bể làm lạnh vẫn còn chứa các nguyên liệu phóng xạ nguy hiểm trong vòng hai ngày.
"Các nhà máy có thể chịu được các trận gió tương đối lớn, nhưng mạng lưới truyền điện thì không - đó là tất cả các tháp truyền điện trên khắp các bang" - Gundersen nói. "Do vậy, một điều có khả năng xảy ra là các đường dây điện sẽ bị đứt và các nhà máy sẽ bị mất điện ở bên ngoài" - điều này đã từng xảy ra với nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật tháng 3/2011.
Gundersen nói rằng một khi nguồn điện bên ngoài bị ngắt, các nhà máy sẽ lập tức ngừng chuỗi phản ứng hạt nhân bởi vì nguồn năng lượng sẽ không được truyền đi đâu khác. "Nhà máy cần phải dừng sản xuất điện ngay lập tức bởi vì không có đường dây để tải ra nếu như nguồn điện bên ngoài bị mất".
"Có 26 nhà máy điện ở Bờ Đông đang ở trong khu vực mà bão Sandi có thể sẽ di chuyển tới và hy vọng với việc theo sát đường đi của bão sẽ tốt hơn, các nhà máy có thể sẽ bị tác động như ở khu vực bang New Jersey và Pennsylvania đóng cửa để phòng ngừa rủi ro" - Gundersen nói.
Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà máy đã đóng cửa, nguồn điện nội bộ sẽ cần được đẩy đi tới một điểm nào đó, điều này lại dấy lên một câu hỏi về việc làm thế nào xử lý được một nguồn năng lượng mạnh và phóng xạ thừa.
"Khi nguồn điện bên ngoài bị mất, nhà máy buộc phải nhanh chóng giảm mạnh nguồn điện và sau đó vẫn cần làm mát thanh nhiên liệu".
"Trong hai ngày tới, bạn có thể nghe họ nói rằng 'chúng tôi đã đóng cửa nhà máy', nhưng điều đó có nghĩa là họ đã dừng phản ứng dây chuyền. Nhưng những gì mà bài học từ Fukushima dạy chúng ta là ngay cả khi dừng phản ứng dây chuyền thì lượng nhiệt (do phân rã phóng xạ) vẫn chưa thể hạ. Vẫn còn khoảng 5% điện năng từ nhà máy không biết tải đi đâu khi nhà máy đóng cửa, và để làm được việc này thì bạn cần dầu diesel để hạ nhiệt nhà máy".
Một số trong các nhà máy này có hai hệ thống diesel, một số khác có 3 hệ thống diesel và các nhà máy phải đảm bảo có đủ lượng dự trữ để xử lý tình huống.
Ngay cả khi các bể chứa thanh nhiên liệu vẫn được cung cấp điện và được làm mát, điều đó không có nghĩa là nguy cơ của thảm họa đã được đẩy lùi: theo một báo cáo của McClatchy năm 2011, tại Mỹ, các bể làm mát chứa nhiều nhiên liệu hạt nhân hơn so với ở Nhật.
Lê Thu (theo RT)