Chiêu lừa đảo cuối cùng đó là “đổ chồng”, một tiểu xảo nguy hiểm. Chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Chiêu lừa đảo cuối cùng đó là “đổ chồng”, một tiểu xảo nguy hiểm. Chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Gửi thư đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Ngọc Hùng Hà Đông) không giấu được sự phẫn nộ đối với nhiều cây xăng có dấu hiệu gian lận, móc túi khách hàng trên địa bàn TP.Hà Nội hiện nay mà an gặp phải.
Anh Hùng cho biết, v́ đặc thù nghề nghiệp của anh là nhân viên giao nhận hàng nên anh thường xuyên phải đi bằng xe máy. Một ngày trung b́nh anh đi 70 – 80 km và có mặt tại hầu hết các quận huyện nộị thành Hà Nội. V́ phải đi nhiều nơi nên anh cũng đổ xăng ở rất nhiều các cây xăng khác nhau. Khi đọc bài viết “Cây xăng Đại An ở Hà Đông bị khách hàng “ném đá” v́ nghi gian lận” trên báo Giáo dục Việt Nam, anh đồng t́nh với thông tin bài viết và cho biết thêm: Không chỉ có cây xăng Đại An ở Hà Đông, mà c̣n rất nhiều cây xăng khác tại Hà Nội cũng có hành vi gian lận.
|
Độc giả phẫn nộ v́ cách làm ăn gian trá của nhiều cây xăng tại Hà Nội (Ảnh minh họa) |
Trong thư gửi báo, bằng kinh nghiệm thực tế hằng ngày, anh Hùng đă chỉ đích danh một số cây xăng thường xuyên có hành vi gian lận khi bơm xăng cho khách hàng mà anh chính là “nạn nhân”. Theo đó, ngoài cây xăng Đại An, anh Hùng đă “điểm mặt, chỉ tên” cụ thể trên 10 cây xăng khác trên địa bạn TP Hà Nội như ở khu vực Cổ Nhuế, đường Minh Khai, cây xăng trên đường Giải Phóng, khu vực Tân Mai…
(Chúng tôi chưa tiện nêu tên - pv).
Cũng qua thư, anh Hùng chia sẻ 3 dấu hiệu nhận biết và cách pḥng tránh khi gặp phải cây xăng gian: “Khi đổ xăng ở cây xăng nào mà có hai người đứng chung một cột xăng th́ người mua phải lưu ư. Thông thường để “ăn cắp” xăng của khách, trong khi một người đứng bơm xăng th́ người kia sẽ điều khiển cần gạt. Ví dụ ḿnh đổ 50.000 đồng, ḿnh mà cúi xuống hoặc nh́n đi chỗ khác, không để ư đèn báo tiền và xăng trên cột, người kia sẽ gạt cần xăng xuống và xóa số khi chưa đủ số tiền và xăng ḿnh đă mua”.
Đây là "chiêu" phổ biến mà anh Hùng cho rằng rất nhiều cây xăng gian thường sử dụng để “bịp” khách hàng. Do đó, khi đi mua xăng, người mua cần lưu ư nh́n thật kỹ lên đồng hồ chỉ xăng và tiền trên cột. Nếu thấy khách hàng theo dơi bảng, nhân viên bán xăng thường sẽ không dám đổ “điêu”.
Ngoài ra, anh Hùng c̣n chỉ ra thêm một cách “ăn cắp” xăng nữa: “... các cây xăng cũng thường hay dùng một chiêu gọi là “bấm c̣” Chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng… Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng th́ khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm c̣ hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng liền”.
Về mánh khóe này, theo anh Hùng chúng ta nên đổ xăng theo lít, c̣n nếu đổ xăng theo tiền th́ tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng c̣n số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.
|
Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh tay hơn nữa đối với những cây xăng "gian" |
Chiêu lừa đảo cuối cùng đó là “đổ chồng”, một tiểu xảo nguy hiểm. Chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Anh cho hay: “Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng ở những cây xăng gian họ sẽ không làm thế mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm c̣ cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng th́ ngừng chứ không phải là 130.000 đồng”.
“Trường hợp này tôi đă gặp khá nhiều lần nhưng nhớ măi là hôm ở cây xăng khu vực Hà Đông. Khi đó tôi có phát hiện ra là anh bơm xăng chưa gạt cần của người trước mà đă bơm cho tôi, tôi có nói với anh nhân viên đó. Tuy nhiên anh này không những không nhận và xin lỗi mà c̣n tỏ thái độ hung hăn với tôi. Lúc ây, thấy anh ta hùng hổ quá nên tôi cũng sợ. Ḿnh th́ là dân ngoại tỉnh lên đây, lại đang đi làm đi ăn thế này, xô xát với họ chả biết thế nào nhỡ đâu lại “tiền mất, tật mang” th́ khổ, vậy nên tôi đành “ngậm bồ ḥn làm ngọt” cho qua chuyện" – anh Hùng bức xúc.
Việc các cây xăng ở Hà Nội có hành vi gian lận khi bơm xăng cho khách hàng đang ngày một có dấu hiệu gia tăng và gây “nhức nhối” trong dư luận. Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và tăng niềm tin của nhân dân đối với hoạt động kinh doanh trong ngành xăng dầu nói chung và các cây xăng nói riêng, các cơ quan quản lư thị trường, thanh tra cần mạnh tay hơn nữa đối với những hoạt động gian trá trong lĩnh vực này.
Độc giả Ngọc Hùng - GDVN