Có một thực trạng xảy ra với nhóm người này là sống rất cô đơn, buồn bă mặc dù ở ngay giữa “con đàn cháu đống”.
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử: Nếu năm 1999 có 3.000 cụ hơn 100 tuổi th́ đến năm 2009 có hơn 7.200 cụ, tăng nhanh nhất so với bất kỳ nhóm dân số nào khác. Đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc cho biết: “Để chuyển từ giai đoạn dân số vàng (tức là cứ 2 người trong độ tuổi lao động mới có 1 người trong độ tuổi phụ thuộc) sang dân số già, Pháp cần 115 năm, Thụy Điển mất 70 năm nhưng Việt Nam chỉ mất 15 năm, khoảng thời gian quá ngắn để chuyển đổi cơ cấu dân số. Như vậy, trước t́nh trạng già hóa dân số, thách thức lớn nhất đặt ra cho cơ quan hữu trách là chính sách, chế độ chăm sóc cho người già như thế nào?
Cô đơn giữa “con đàn cháu đống”
Hiện nay, tại Việt Nam cứ 10 người th́ có 1 người 60 tuổi - được tính là người cao tuổi. Có một thực trạng xảy ra với nhóm người này là sống rất cô đơn, buồn bă mặc dù ở ngay giữa “con đàn cháu đống”. Nhiều người già phàn nàn rằng, đáng lẽ ra càng về già càng phải cảm thấy vui vẻ, thoải mái với đại gia đ́nh gồm 2-3 thế hệ của ḿnh th́ đằng này ngược lại, đông người bao nhiêu, họ lại càng thấy lẻ loi bấy nhiều.
Điều này tưởng như mâu thuẫn nhưng có lẽ không sai khi những người như bà Nguyễn Thị Tâm, ở Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy tâm sự: Sinh được 3 người con, trong đó có 2 trai, 1 gái. Khi các con lớn khôn, chỉ nghĩ đến việc được sống quây quần với con, cháu giữa tiếng trẻ thơ ríu rít của cháu nội và ngoại là vợ chồng bà Tâm vui lắm rồi. Nhất là khi ấy, ông bà đă nhàn tản, nghỉ hưu không c̣n phải lo lắng, bận bịu với công sở hay đầu tắt mặt tối với cuộc sống mưu sinh. Do mảnh đất hương hỏa tổ tiên để lại rộng răi đủ để chia cho các con mỗi người một căn nhà xung quanh căn hộ của ḿnh nên ông bà càng vui hơn khi mường tượng ra cảnh đó. Nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng chiều ḷng người, ngay cả khi sự sắp đặt đă diễn ra như ư. V́ có quá nhiều điều chi phối do nhịp sống, guồng quay công việc lúc nào cũng gấp gáp, bộn bề khiến con người dường như không thể thoát ra được...
Lúc các cháu nội ngoại mới sinh, v́ mải mê chăm bẵm, nuôi dưỡng các cháu cùng với bố mẹ chúng nên vợ chồng bà Tâm chẳng có thời gian đâu để buồn. Mà đối với người già đó lại là niềm vui chứ không phải nỗi buồn! Nhưng cứ mỗi lần đứa cháu nội hay ngoại nào đi học là y như rằng vợ chồng bà Tâm cảm nhận rơ nỗi buồn tăng dần lên theo số cháu đi học đó. V́ các cháu đi học, nhà ông bà vắng hoe, không c̣n âm thanh rộn ră của con trẻ. Dâu, rể, trai, gái - con của ông bà th́ đi làm cả, tối mịt mới về. Mà khi về th́ ai nấy đều chẳng nói chẳng rằng, chỉ muốn yên thân một chỗ v́ kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi. Chưa kể đến gia đ́nh nào có con đi học phổ thông th́ đúng là những thành viên trong nhà đó, vợ chồng bà Tâm khó mà gặp nổi v́ 24 tiếng/ngày có khi c̣n không đủ đối với họ. Mới đầu, vợ chồng bà Tâm cũng “sốc” trước cảnh hiu hắt đó nhưng lâu dần cũng quen, hay nói đúng hơn là không c̣n cách nào khác.
Nhưng càng quen th́ bà Tâm càng nhận ra một điều, gia đ́nh lớn của bà h́nh như ngày càng cách xa nhau - không chia sẻ, thiếu sự quan tâm đến nhau, kể cả khi ông bà ốm đau. Cùng lắm, các con bà chỉ hỏi được mỗi câu: “Bố (hoặc mẹ) ốm à?”. Quan tâm nữa th́ đưa cho mẹ ít tiền là xong, không hỏi han, chia sẻ… V́ điều này, bà Tâm buồn và nỗi buồn tưởng như không thể gọi tên, định h́nh ấy cứ mỗi ngày gặm nhấm bà một ít để rồi đến lúc bà có cảm giác lạc lơng, cô đơn ngay giữa các con. Lúc ông mất đi do bạo bệnh th́ cảm giác ấy càng lớn, thậm chí bà như cái bóng trong nhà, không có ai để chia sẻ, tâm sự. Cả ngày, bà quanh quẩn đi lên đi xuống rồi lại đi xuống đi lên ngôi nhà 2 tầng gác của ḿnh nhiều khi chẳng để làm ǵ, chỉ để thấy ḿnh vẫn... tồn tại. Những câu chuyện bà nói chẳng ai nghe v́ các con bà không mấy để tâm và cũng không thể hiểu rơ. Bà Tâm bảo: “Tôi đang chết dần chết ṃn v́ cô đơn ngay giữa đám con cháu của ḿnh”.
Sống mà... như chết
Đó là câu nói của ông Đào Vĩnh Bảo, ở quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Ông bảo cuộc đời ông chẳng khác nào như thế. Ông Bảo có 1 con gái 2 con trai. Cái thời người ta phải ăn cơm độn ngô, khoai, sắn th́ nhà ông ăn gạo trắng nước trong, áo quần đẹp đẽ. Bởi làm ở Bộ Ngoại giao, cứ theo nhiệm kỳ, ông lại công cán ra nước ngoài và sống ở đó một thời gian dài. Dẫu ở nước ngoài, nhưng nhờ có quan hệ, điều kiện kinh tế, ông đă thu xếp được cho hai cậu con trai xuất khẩu lao động sang Nga (Liên Xô cũ) và Đức.
Thời đó, gia đ́nh nào mà có những hai con đi xuất khẩu lao động là hiếm và “oách” lắm. C̣n cô con gái ông để ở nhà chăm sóc mẹ. Bù lại, ông sắm sửa cho đủ thứ: từ xe máy Java, Babeta đến áo lông Đức rồi cả đồ trang sức đắt tiền... Sắp xếp đâu vào đó, ông nghĩ rằng đến lúc về nước và đến tuổi nghỉ hưu, ông sẽ yên tâm dưỡng già, vui vẻ với con cháu. Nào ngờ, đúng lúc hết nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài, về nước chưa kịp bù đắp cho vợ v́ những tháng ngày xa cách th́ bà lâm trọng bệnh và bỏ ông ở lại. “Chuyện trăm năm biết kể cùng ai”, ông bơ vơ và sống độc thân khi măn chiều xế bóng.
Người xưa có câu: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Nhưng trong cuộc sống hiện đại với đầy toan tính, tất bật như hiện nay, th́ người già không cậy được con nữa, ngay cả đời sống tinh thần.
Trong gia đ́nh, bao nhiêu công to việc nhỏ lại đến tay ông. Nhưng cũng từ đây, bi kịch bắt đầu đến với ông khi con trai lớn về nước trong t́nh trạng trắng tay do bao nhiêu tiền kiếm được đă “nướng” hết vào cờ bạc để đến nỗi, lúc lấy vợ, sinh con không có đồng nào ông lại phải lo toan hết. Không những thế, lúc bị bắt nợ v́ vay tiền đánh cờ bạc, con trai ông về bắt ông bán nhà và dọa nếu không bán sẽ “tự tử”.
Vậy là thương con, hơn nữa, nếu không bán nhà th́ con trai ông lấy đâu ra tiền để trả nợ nên ông quyết định bán nhà, lấy số tiền đó sau khi trả nợ, chia làm 3 phần, cho con gái và con trai thứ 2 phần. Một phần ông mua ngôi nhà nhỏ cạnh nhà gia đ́nh con gái ông để ông và vợ chồng người con trai lớn ở. Nhưng dường như “họa” nối “họa”, ngôi nhà ông mới mua chưa kịp sửa chữa khang trang th́ lại có người đến siết nợ v́ con ông đă cá cược mấy trận bóng đá bằng cả ngôi nhà. Không c̣n cách nào khác, ông lại phải trả nợ cho con trai. Con dâu ông thấy cảnh chồng như vậy, quá chán đành ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ. C̣n ông, thuê băi đất hoang ở cuối ngơ để dựng tạm ngôi nhà cấp 4 cho hai bố con ở. Nhưng ở được một thời gian, con ông bỏ đi đâu không rơ.
Lại nói đến người con trai thứ ở Đức, kể từ sau giỗ đầu mẹ th́ không liên lạc với ông nữa, cũng không một lời hỏi thăm hay động viên vào những ngày tết; giỗ chạp ông bà, tổ tiên... như nhiều người xa gia đ́nh khác. Ngay cả khi nhận được tiền thừa hưởng từ việc bán nhà mà ông gửi cho, người con trai này cũng không biết nói lời cảm ơn hay bày tỏ thái độ, hành động tương tự. Có lúc ông đă tự than thân trách phận: không biết ông đă làm ǵ để rồi sinh ra hai “nghịch tử” không biết đâu là “thờ cha kính mẹ”. Thật là vô phúc!
C̣n con gái ông, tưởng rằng con gái “chấy rận” sau này sẽ chăm sóc ông lúc về già, sẽ “có bát canh cần nó cũng mang cho”. Nhưng hóa ra, như hai thằng em trai, lúc lấy chồng, sinh con đẻ cái xong, con gái ông cũng quên mất: có một người cha không những sinh ra mà c̣n cho ḿnh cuộc sống sung túc. Lắm khi huyết áp và tiểu đường của ông tăng, ông muốn nhờ con gái chợ búa, cơm nước nhưng nghĩ đến câu: “Con bận đi làm” mà con gái ông vẫn hay trả lời mỗi khi ông định nhờ vả th́ ông chán không buồn nhờ nữa. Ông thấy cuộc sống của ḿnh trôi qua mỗi ngày một cách nặng nề, không có niềm vui, không có ai để chia sẻ. Thậm chí, có lúc ông thèm một tiếng nặng lời của con về bất kể điều ǵ trong cuộc sống của ông để thấy rằng, ông đang được con quan tâm. Nhưng tất cả chỉ là... im lặng. Nhiều khi ông muốn chia sẻ nhưng hàng xóm của ông tọc mạch nhiều hơn là đồng cảm nên ông chẳng thể nói ǵ với họ. Chính quyền địa phương cũng không có phong trào ǵ mạnh mẽ để ông hào hứng tham gia. Thực sự, ông thấy ḿnh sống mà như... chết!
Gia đ́nh không c̣n là “hệ thống an sinh”
Hiện nay, số người cao tuổi chiếm khoảng 10% dân số và tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Có thể nói đây là thành tựu đáng kể của ngành y tế Việt Nam, đồng thời đánh dấu sự phát triển của kinh tế - xă hội. Tuy nhiên, ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đ́nh nhận định, người cao tuổi của ta chưa được quan tâm, chăm sóc chu đáo về đời sống tinh thần, cụ thể như chưa có những phong trào hoạt động mạnh mẽ dành cho người cao tuổi để sống vui, sống khỏe. Nếu có, cũng là tự phát và chỉ có một số ít người cao tuổi tham gia.
Cho nên theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đ́nh: Mới chỉ có 20% người cao tuổi có đời sống tinh thần thoải mái. C̣n lại nhiều cụ cũng có đời sống trắc trở. Có tới 61% người cao tuổi sống trong t́nh trạng cô đơn, không có vợ hoặc chồng, đặc biệt là người cao tuổi là nữ giới do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ kéo dài hơn 30 năm, các quan niệm lạc hậu đă khiến phụ nữ phải chịu sự bất b́nh đẳng giới trong hôn nhân… Người ta đă tính số người cao tuổi là nữ giới nhiều hơn nam giới từ 22-132 người, tức là càng về già số người cao tuổi là nữ càng nhiều hơn nam giới do tuổi thọ của nam giới thấp hơn.
Theo một nghiên cứu khoa học th́ đối với người già, gia đ́nh là hệ thống an sinh của họ. Không khí ḥa thuận trong gia đ́nh cùng với sự chăm sóc của con cháu sẽ là động lực giúp người cao tuổi vui vẻ, lạc quan. Thế nhưng cuộc sống gấp gáp, bận rộn hiện nay cùng với sự xuống cấp về đạo đức trong xă hội đă làm cho “hệ thống an sinh” này đang bị mai một, thậm chí mang hậu quả ngược 1800 cho người cao tuổi. Và không ít người già lâm vào cảnh như vậy.
Để thay đổi t́nh trạng này, ông Dương Quốc Trọng cho rằng: Để đời sống tinh thần của người cao tuổi được thoải mái, vui vẻ, tất cả những người trong cộng đồng phải chung tay chăm sóc, trước hết bằng chính thái độ biết tôn trọng và chia sẻ với người già. Đó chính là biện pháp không những giúp cho tuổi thọ của người Việt tăng lên nữa mà c̣n làm cho đời sống kinh tế, xă hội được tốt hơn.
Xuân Bách
(Ptrotimes)