R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Obama và Bầu Cử Mỹ: Vấn đề là ở niềm tin
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2013- 2016 vừa kết thúc và người chiến thắng đă được nêu danh: Barack Obama - vị tổng thống đương nhiệm. Cuộc vận động tranh cử tiêu tốn đến 2.5 tỷ đô la lần này giữa hai ứng cử viên của đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa đă diễn ra khá kịch liệt và lôi cuốn được nhiều sự chú ư trên toàn thế giới. Kể từ sau chiến tranh thế giới II, việc tái đắc cử của một ứng cử viên thuộc phe Dân Chủ như thế là một điều hiếm khi xảy ra, ngoại trừ trường hợp duy nhất của cựu Tổng Thống Bill Clinton. Như vậy, với chiến thắng trong lần tái tranh cử này, bên cạnh việc là tổng thống da màu đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ông Obama vừa lập nên một kỳ tích khá hiếm hoi khác: Là một ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ đắc cử trong cả hai nhiệm kỳ.
Với số phiếu cử tri chỉ vượt trội 1% (và sự chênh lệch ở số phiếu cử tri đoàn là 303 so với 206), chiến thắng của ông Obama, nh́n chung, không được đánh giá là một chiến thắng vẻ vang. Tuy vậy, điều quan trọng là ông đă chiến thắng, và chiến thắng trong sự vui sướng và chúc mừng rất nồng nhiệt của những người ủng hộ ông trên toàn nước Mỹ, cũng như trên toàn thế giới. Vào cái thời khắc kết quả được công bố (rạng sáng ngày 07/11/2012), đă có rất nhiều những tiếng hú mừng rỡ gọi tên ông vang lên, chất đầy sự kích động, và cũng đă có nhiều giọt lệ xúc động, lặng lẽ tuôn rơi trên đôi má của những cử tri đă ủng hộ ông trong suốt quá tŕnh tranh cử.
Những giọt lệ ấy đă tuôn rơi là để đáp trả cho những giọt lệ của ông vào đêm cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử ở tiểu bang Iowa (một tiểu bang có vị trí quan trọng trong cuộc bầu cử lần này), trước đám đông cả hàng chục ngh́n người đứng trên các đại lộ hướng về ṭa nhà chính quyền. Những giọt lệ ấy đă tuôn rơi c̣n để nói lên một điều rất có ư nghĩa khác: Niềm tin. Vâng! Những người dân Mỹ đó tin ông. Họ tin vào những giọt nước mắt của ông. Họ tin vào những ǵ ông nói: "Tôi hứa với các bạn". Cụ thể hơn, họ tin rằng ông hiểu họ, thông cảm với họ, thương yêu họ, và ông sẽ cùng họ sát cánh bên nhau để làm tất cả những ǵ tốt đẹp nhất có thể làm được cho một nước Mỹ tươi sáng hơn và phú cường hơn.
Chiến thắng kỳ tích được tái diễn lần thứ hai này có được, có thể nói, là do sự hội ngộ của những giọt nước mắt: những giọt nước mắt của người lănh đạo tối cao đă gặp gỡ với những giọt nước mắt của thứ dân. Chiến thắng đó có được cũng là do sự hội ngộ của những trái tim: trái tim của người đứng đầu, chịu trách nhiệm lèo lái con thuyền tổ quốc, và trái tim của những dân đen trên thuyền, đă tin tưởng giao phó sinh mạng ḿnh cho người cầm lái. Những sự hội ngộ đó đă định h́nh nên một niềm tin giữa những người trong cuộc và cũng chính từ niềm tin đó mà lịch sử đă thêm một lần nữa gọi tên ông Obama vào ngôi vị tổng thống.
Có được niềm tin trao gửi đó để hănh diện đảm đương chức vụ tổng thống Mỹ thêm một nhiệm kỳ nữa, có phải chăng ông Obama đă tỏ ra là một nhà lănh đạo kiệt xuất và đạt được nhiều thành tựu gây ấn tượng trong suốt một nhiệm kỳ qua? Thực tế cho thấy là không hẳn là như vậy. Có những điều ông đă hứa và làm được một cách tốt đẹp. Cũng có những điều ông đă hứa làm nhưng chưa hoàn thành xong. Cũng có những điều ông đă nói nhưng chưa bao giờ thực hiện. (Bước sang năm 2012, nền kinh tế Mỹ tuy tiếp tục đà phục hồi, nhưng không vững chắc. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 10/2012 vẫn ở mức cao là 7,9%. Khoản nợ quốc gia ngày càng chồng chất, đă vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD và chẳng bao lâu sẽ vượt trần cho phép 16.400 tỷ USD... )
Bất chấp tất cả, điều quan trọng là người dân hiểu và tin rằng ông đă làm cố hết sức ḿnh với tất cả khối óc và trái tim. Họ không quên rằng ông đă bắt đầu đảm đương chức vụ tổng thống với một gánh nặng quá lớn lao khi mà nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đang rơi vào cuộc khủng hoảng suy thoái trầm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái cách đây 80 năm. Họ cũng ư thức được rằng những sứ mệnh lịch sử lớn lao không dễ để hoàn thành trọn vẹn chỉ trong một nhiệm kỳ bốn năm ngắn ngủi. Ư thức được như thế nên họ đă không ngần ngại trao ban cho ông một cơ hội để hoàn thành những ǵ c̣n đang dang dở.
Theo một trong các cuộc khảo sát đă được thực hiện trong giai đoạn tranh cử, có một điều thú vị đă được hé lộ là: Người dân Mỹ chọn ông Romney v́ nghĩ rằng ông sẽ đưa nền kinh tế Mỹ đi lên nhanh chóng hơn; trong khi đó, người dân Mỹ chọn ông Obama v́ cảm thấy... cảm kích. Và cuối cùng, tiếng nói từ sự cảm kích đó, vốn là tiếng nói từ trái tim, tiếng nói của niềm tin sâu thẳm, đă chiến thắng. Khi đă có niềm tin, người ta cảm thấy kiên nhẫn hơn nhiều và muốn kéo dài sự đồng hành gắn bó.
Có lẽ chưa bao giờ có một h́nh ảnh đẹp đến như thế về một nhà lănh đạo tối cao của một đất nước. H́nh ảnh đó được phác họa nên từ sự rung cảm mănh liệt và đồng cảm sâu xa của một trái tim đối với hàng ngàn, hàng vạn trái tim đớn đau đang đắm ch́m trong băo loạn. Đó là h́nh ảnh Tổng Thống Obama bỏ ngang cuộc vận động tranh cử của ḿnh để tập trung vào việc chỉ huy công cuộc cứu trợ các nạn nhân của cơn băo tàn bạo Sandy, đang càn quét hai tiểu bang New York và New Jersey, ngay vào thời điểm chỉ một tuần trước ngày bầu cử. H́nh ảnh ấy đă góp phần làm rung động những trái tim người Mỹ và làm thắm hồng thêm niềm tin về một con người mà họ đă từng lựa chọn. Họ thấy rơ rằng đó quả thực là đại diện của một chính quyền "của dân, do dân và v́ dân".
Ngay từ ngày đầu lên nắm ngôi vị tổng thống nước Mỹ, ông Obama, với màu da của ḿnh, đă được xem như là biểu tượng của cách mạng, của sự thay đổi. Điều đó đặc biệt có ư nghĩa với những người có xu hướng tính dục đồng giới được xếp vào nhóm cộng đồng LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender). Đây là nhóm người mong đợi một cuộc cách mạng lớn lao hơn cả, cho thân phận của ḿnh. Không chỉ mong đợi để thoát khỏi hoàn toàn sự kỳ thị nghiệt ngă (như sự kỳ thị màu da vốn hiện hữu trước đây trong xă hội Mỹ), họ đă t́m thấy nơi ông một sự đồng cảm sâu sắc của một vị tổng thống có trái tim nồng ấm, để thấy ḿnh ôm ấp niềm mong đợi về những tiến triển tốt đẹp hơn trong việc hợp thức hóa rộng răi hơn hôn nhân đồng tính.
Ngay sau khi kẻ thắng cuộc tuyên bố chiến thắng và kẻ bại trận nh́n nhận thất bại của ḿnh trong cuộc tranh cử, người dân trên thế giới laị một lần nữa được dịp chứng kiến một minh họa khác cho cái được gọi là "văn hóa hiệp sĩ" của người Mỹ. Ông Romney đă gọi điện chúc mừng ông Obama và cả hai đă cùng nhau hứa hẹn hợp tác, hướng tới quyền lợi tối cao là quyền lợi của nước Mỹ và nhân dân Mỹ. Hăy nghe những ǵ mà ông Obama - người thắng cuộc - nói với phía thua cuộc:
“Và trong những tuần lễ và những tháng sắp tới, tôi trông đợi sẽ bắt tay và hợp tác với các nhà lănh đạo của cả hai đảng để khắc phục những thách thức mà chỉ có làm việc chung với nhau chúng ta mới có thể giải quyết được.”
Trong khi đó, tại Boston, đối thủ bị đánh bại của đảng Cộng Ḥa, ông Mitt Romney phát biểu trước một đám đông yên lặng và thất vọng:
“Tôi vô cùng ước ao là tôi có thể đáp ứng mối hy vọng của các bạn để lănh đạo đất nước đi theo một chiều hướng khác. Nhưng đất nước đă chọn một nhà lănh đạo khác, và v́ vậy, nhà tôi và tôi muốn cùng với các bạn tha thiết cầu nguyện cho ông ấy và cho đất nước vĩ đại này."
Thêm nữa, trong bài diễn văn đầu tiên sau chiến thắng, ông Obama cũng lạc quan bày tỏ rằng ông trở lại Nhà Trắng lần này với sự "quyết đoán hơn và nhiệt huyết hơn bao giờ hết, về công việc phải làm ở đó và về tương lai phía trước". Ông cũng nhấn mạnh rằng, bất kỳ ai c̣n nghi ngờ về việc giấc mơ Mỹ vẫn c̣n hiện hữu ở thời điểm hôm nay, về việc đất nước Mỹ là nơi biến mọi thứ không thể thành có thể, th́ “đêm nay là câu trả lời cho các bạn”.
Qua cách ứng xử "hiệp sĩ" đó của các nhà lănh đạo cao cấp và trái tim nóng hổi tràn đầy nhiệt huyết của người lần thứ hai thắng cuộc tranh cử tổng thống, người dân Mỹ thấy ḷng ḿnh dâng lên một niềm tin rằng: Dù trước mắt c̣n nhiều chông gai và thử thách, nhưng với sự lănh đạo của một chính phủ mà họ đặt trọn niềm tin, với niềm tự hào dân tộc sâu sắc của một dân tộc luôn tự xem ḿnh là vĩ đại, họ nhất định sẽ vượt qua mọi sự khác biệt và ngăn cách, để cùng nhau tạo dựng nên một đất nước tươi sáng hơn, giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới của ḿnh.
Cũng qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012 và sự tái đắc cử của ông Obama, ta thấy rơ được một điều: Dù hiện trạng nước Mỹ vẫn chưa được như nhiều người mong muốn và đa số vẫn không giấu nổi niềm thất vọng về sự hồi phục kinh tế đă và đang diễn ra một cách khá chậm chạp, nhưng niềm tin vào chính phủ của người dân Mỹ chưa bao giờ bị mất đi. Với niềm tin đó, họ sẽ sát cánh cùng với chính phủ của họ, cùng d́u dắt nhau vượt qua mọi khó khăn để ngày mai nhất định là một ngày tốt đẹp hơn cho toàn thể những người dân Mỹ.
Nếu qua sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ này, người ta thấy trong ḷng người dân Mỹ nhen nhúm niềm tin về một đất nước Mỹ tươi sáng hơn, th́ quay nh́n về VN, người ta lại thấy, sau sự kiện Hội Nghị Trung Ương lần 6 vừa qua, trong ḷng người dân VN là một niềm tin... đă chết. Họ không c̣n tin vào cái chính phủ đang lănh đạo họ nữa, và do đó, họ không c̣n chút niềm tin vào tương lai của dân tộc VN, mà trong đó, có cả tương lai của chính bản thân họ.
Phải! Có niềm tin nào có thể sống sót, khi mà nhân danh toàn dân, nhân danh nhà nước người ta đă và đang cướp đất của dân, mà qua hội nghị này, pháp luật lại một lần nữa khẳng định rằng vẫn đứng về phía những người ăn cướp.
Phải! Niềm tin nào có thể sống sót khi qua hội nghị này, người dân VN nhận thức một cách cay đắng hơn bao giờ hết rằng đất nước ḿnh giờ hiện hữu rơ chỉ hai giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm những người đang cầm quyền từ bậc cao nhất đến bậc thấp nhất. Với hệ thống quyền lực tự phong, tự quản, tóm hết mọi quyền hành sanh sát trong tay, họ ngày càng trở nên giàu có hơn, sống vương giả hơn và đồng thời cũng bất nhân và tàn ác hơn. Họ nói và làm bất kỳ điều ǵ họ muốn, cấu kết cùng nhau, bao che cho nhau, dù điều đó đúng hay sai, có thuận theo công lư hay không. Giai cấp bị trị bao gồm toàn thể những người dân đen, những người đă từ lâu bị biến thành những con cừu ngoan ngoăn, chỉ được quyền đi theo lề phải, mỗi bước chân, dù cố t́nh hay vô ư, dợm bước sang lề trái đều sẽ bị trừng phạt một cách dă man nhất.
Phải! Niềm tin nào có thể sống sót khi mà vào đúng thời điểm hội nghị khai mạc, người dân VN lại cảm thấy bẽ bàng hơn bao giờ hết rằng: Những người đang lănh đạo họ là những người không hề có ḷng tự tôn dân tộc, và dĩ nhiên là không hề có ḷng tự trọng cá nhân.
Ḷng tự tôn dân tộc nào cho phép một nhà nước gửi điện chúc mừng kẻ đang ăn mừng quốc khánh của họ trên chính lănh thổ đang cướp đoạt từ chính ḿnh. Ḷng tự trọng cá nhân nào cho phép, sau hội nghị, nhân vật tham nhũng nhiều nhất và kém ḷng tự trọng nhất, thay v́ từ chức hay bị kỷ luật, th́ lại ngang nhiên đi rao giảng về chính ḷng tự trọng - điều mà ḿnh không bao giờ có.
Tóm lại, trong một đất nước, khi mà người dân vẫn c̣n đặt niềm tin vào những người lănh đạo ḿnh, th́ có nghĩa là họ sẽ cùng sát cánh với chính thể đó để cùng hành động hướng về một tiền đồ dân tộc tươi sáng. Trái lại, khi người dân đă vượt qua được nỗi sợ hăi lâu đời, mà dám la to giữa thanh thiên bạch nhật, ngay giữa ḷng bạo lực và cường quyền (như đă diễn ra vào ngày 1 và 2 tháng 11 vừa qua, trong sự việc các thương binh và công dân Hà Tĩnh đ̣i đền bù đất) rằng họ hoàn toàn không c̣n niềm tin nữa, th́ điều đó có nghĩa là : Sự sụp đổ của chế độ đương thời chỉ c̣n là vấn đề thời gian.
Vấn đề là ở niềm tin.
10/11/2012
Jeffrey Thai
danlambaovn
|