Góc nh́n khoa học về tâm lư và tính cách của những người sống nội tâm.
Rất nhiều người đă nghĩ rằng, sống hướng nội (sống nội tâm) là một lỗ hổng nhân cách, một thiếu sót mà nhiều người mắc phải.
Văn hóa phương Tây tôn thờ sự hướng ngoại và thường cho rằng, sống hướng nội là một điều xấu.
Người như vậy thường bị xem như là những kẻ lập dị, quái gở, những kẻ thua cuộc, và dễ bị lừa…
Người sống nội tâm không hề nhút nhát, đó là điều chắc chắn. Theo giáo sư Bernardo J. Carducci - Giám đốc Viện Nghiên cứu Tâm lư và Hành vi tại ĐH Indiana Southeast, người sống nội tâm ít nói bởi đơn giản họ chỉ bộc lộ ra những điều ǵ mà họ thực sự cảm thấy có ư nghĩa và cần thiết.
Điều ấy khác hoàn toàn với tính cách nhút nhát - vốn có nghĩa là sợ nói ra hoặc thể hiện bất cứ điều ǵ ra bên ngoài.
Không ít dư luận nhầm lẫn việc sống nội tâm là một vấn đề tiêu cực, một kiểu tự kỷ ám thị. Yếu tố này chi phối rất nhiều người sống nội tâm, gây áp lực lên họ trong cuộc sống.
Thực chất, sống nội tâm chỉ là một trong năm tính cách điển h́nh đặc trưng của con người (Big Five Personality) được cả thể giới công nhận trong hơn 2 thập kỷ gần đây.
Rất nhiều người đă t́m cách biến ḿnh thành một người sống hướng ngoại một cách thiên cưỡng.
Người sống nội tâm hay hướng nội vẫn luôn thích tṛ chuyện. Họ vẫn thường ngày tâm sự với bạn bè hay người thân trong gia đ́nh.
Tuy nhiên, họ chỉ thích nói tới những vấn đề bản thân quan tâm hoặc yêu thích. Và khi được “găi đúng chỗ ngứa”, họ có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ liền.
Một trong những sở thích của người sống nội tâm đó là ngắm nh́n mọi người.
Thế giới xung quanh với họ cực kỳ thú vị, nhưng thay v́ nói ra, những người sống nội tâm lại chỉ thích quan sát mà thôi.
Người ta thường gọi người sống nội tâm là lập dị v́ nhầm tưởng họ là những người bị tự kỉ. Thực tế, ở bên trong, những người sống hướng nội chẳng khác ǵ những người sống hướng ngoại cả, họ cũng quan tâm đến những điều cơ bản tương tự nhau.
Điều duy nhất khác biệt có lẽ chỉ là cách họ thể hiện bản thân ḿnh. Những người sống hướng nội có xu hướng theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn, không mấy thích thú với những chuẩn mực xă hội. Do đó, mọi người nghĩ rằng, họ là người lập dị.
Người ta ước tính rằng khoảng 30% dân số Mỹ là người sống hướng nội. Thậm chí theo một bài kiểm tra nhân cách (the Myers-Briggs Type Indicator personality test) ở Mỹ, con số này lên tới gần 50%. Mặc dù đó không phải là đa số, nhưng chắc rằng, nó không thể được gọi là hiếm.
Đáng nói là chúng ta hay bỏ qua một kiểu tính cách khác, đó là người có đứng giữa kiểu sống hướng nội và hướng ngoại.
Hầu hết chúng ta đều không thuộc hẳn về một cực nào đó mà có sự liên tục và đa dạng trong tính cách của mỗi người, chia sẻ những đặc điểm của cả hai tính cách hướng nội và hướng ngoại.
Phần lớn mọi người cho rằng, người sống nội tâm không thích tới những nơi công cộng nhưng sự thật, bạn hoàn toàn có thể bắt gặp họ tại những sự kiện lớn, tiệc tùng, lễ hội.
Điều đáng chú ư ở đây là những người sống theo cách này có đặc điểm không thể ở những môi trường đông người quá lâu.
Kéo dài thời gian ở một môi trường như thế khiến họ quá tải và không thể giải quyết được mọi chuyện có thể phát sinh. V́ vậy, ngay cả khi rất thích xuống phố và dự tiệc, họ cũng không bao giờ ở lại quá lâu một nơi công cộng.
Người sống nội tâm sở hữu kỹ năng xă hội rất đặc biệt. Họ chính là những người rất nổi trội trong những mối quan hệ hoặc tṛ chuyện một - một.
Họ sẽ để lại ấn tượng với người đối diện rất sâu đậm, hơn hẳn những người b́nh thường. Sự hướng nội của họ chỉ được chứng minh hoặc phát hiện khi đặt họ vào một nhóm lớn đông người.
Đối lập lại với những quan điểm phổ biến, sống hướng ngoại không làm cho người ta là người tốt hơn mà chỉ là một điều khác so với sống nội tâm thôi.
Những người sống nội tâm có một năng lực độc nhất, có những thế mạnh độc đáo, bao gồm một trí tưởng tượng rộng lớn, nhạy cảm với mọi người xung quanh, cá tính độc lập và mănh liệt, suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo, tư duy khác biệt. Trong thực tế, một nghiên cứu (của nhà khoa học Silverman năm 1986) đă chỉ ra rằng, tỷ lệ người sống hướng nội có chỉ số IQ cao hơn những người hướng ngoại.
Một minh chứng thực tế điển h́nh rằng Abraham Lincoln, mẹ Teresa, Martin Luther King, Harry Truman, John Rockerfeller, Bill Gates, Warren Buffet, Steven Spielberg… đều là vĩ nhân của thế giới và đồng thời họ cũng chính là những người sống nội tâm với trí thông minh thực sự đáng nể.
theo TTVN