Người Palestine hy vọng cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Liên Hợp Quốc sẽ công nhận tư cách nhà nước của họ trong tuần này, ca ngợi sự ủng hộ từ Pháp và khả năng từ các nước châu Âu khác là có tính quyết định cho vị thế quốc tế của họ.
|
Người Palestine đang nỗ lực đấu tranh để được LHQ công nhận tư cách thành viên. (Ảnh: EPA) |
Mỹ và Israel phản đối mạnh mẽ quyết tâm này, và có nhiều lo ngại rằng nó sẽ phá vỡ hy vọng của người Palestine về việc nhanh chóng nối lại đàm phán với Israel để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên giữa hai phía.Các quan chức Israel đă tuyên bố rơ rằng họ sẽ không trở lại bàn đàm phán sau cuộc bỏ phiếu, và tin rằng làm như vậy sẽ phá hỏng hy vọng về một thỏa thuận ḥa b́nh.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu để nâng vị thế của Palestine từ một quan sát viên lên nhà nước quan sát viên phi thành viên tại Liên Hợp Quốc (LHQ) vào chiều ngày 29/11 - "Ngày Quốc tế Đoàn kết với người Palestine" - chỉ một tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn kết thúc 8 ngày Israel oanh tạc Dải Gaza và t́nh trạng Hamas phóng bắn tên lửa vào Israel.
Không giống như Hội đồng Bảo an, không có quyền phủ quyết ở Đại hội đồng và nghị quyết gần như chắc chắn được tán thành. Cơ quan gồm 193 thành viên này gồm đông đảo các nước ủng hộ chính nghĩa của người Palestine và nghị quyết chỉ cần nhận được đa số phiếu ủng hộ là được thông qua.
Việc LHQ công nhận cương vị nhà nước của Palestine sẽ nâng họ lên cùng vị thế như Vatican, một nhà nước quan sát viên phi thành viên khác. Tuy nhiên, việc một nước bỏ phiếu nâng cao vị thế của Palestine tại LHQ không có nghĩa là sự công nhận cá nhân của nước đó về một nhà nước Palestine, v́ điều này phải được thực hiện một cách song phương. Đến nay, 132 nước - hơn 2/3 các nước thành viên LHQ - đă công nhận nhà nước Palestine.
Tuy nhiên, việc được LHQ công nhận sẽ làm tăng sức mạnh cho các tuyên bố của Palestine về một nhà nước ở Bờ Tây, Dải Gaza và đông Jerusalem, các vùng lănh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967. Israel rút khỏi Gaza năm 2005.
Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra khi chính bản thân người Palestine đang chia rẽ sâu sắc: Hamas - tổ chức không công nhận quyền tồn tại của Israel - tuyên bố chiến thắng trong cuộc xung đột vừa qua với quân đội Nhà nước Do Thái và nâng cao vị thế của họ ở thế giới Ảrập, trong khi phong trào Fatah của Tổng thống Mahmoud Abbas, lực lượng kiểm soát Bờ Tây, vẫn ở bên lề.
Abbas cần một cuộc bỏ phiếu chắc chắn tại Đại hội đồng LHQ để tăng cường vị thế nội địa của ông, và nhà lănh đạo này đă bay tới New York tŕnh bày hoàn cảnh để LHQ công nhận vị thế nhà nước của Palestine.
Riyad Mansour, một quan sát viên Palestine tại LHQ, cho biết dự thảo nghị quyết cuối cùng, mới được chuyển cho các thành viên LHQ vào cuối ngày 26/11, đă được gần 60 nước ủng hộ và ông cho rằng con số này c̣n nhiều hơn vào thời điểm bỏ phiếu.
"Tôi nghĩ rằng đa số các nước sẽ bỏ phiếu ủng hộ chúng tôi bởi v́ có một sự đồng tâm nhất trí toàn cầu về giải pháp hai nhà nước", theo đó Palestine và Israel cùng tồn tại trong ḥa b́nh, ông Mansour nói tại một cuộc họp báo "V́ vậy, chúng tôi hy vọng một số lớn các nước sẽ bỏ phiếu thuận".
Người Palestine đă chú ư nhiều đến việc vận động sự ủng hộ từ các nước châu Âu, bởi v́ sự ủng hộ của họ củng cố hy vọng về một nhà nước của người Palestine. Pháp đă thể hiện lập trường vào ngày 27/11 khi Ngoại trưởng Laurent Fabius thông báo trước Quốc hội ở Paris rằng nước này sẽ bỏ phiếu "đồng ư" về nghị quyết.
"Chúng tôi đă nỗ lực rất nhiều để được nhiều nước châu Âu nhất bỏ phiếu ủng hộ", trích lời ông Mansour. "Chúng tôi rất vui v́ một số nước nhất định đă tuyên bố ủng hộ cho dự thảo nghị quyết của chúng tôi, bao gồm Pháp và các nước chủ chốt khác của châu Âu mà tôi không muốn nêu tên".
Bồ Đào Nha sẽ bỏ phiếu thuận và Thụy Sĩ nhiều khả năng cũng hành động tương tự. Tuy nhiên, Đức được cho sẽ bỏ phiếu Không hoặc phiếu trắng, trong khi quan điểm của Brazil vẫn chưa rơ.
Ông Mansour cho rằng, việc nghị quyết được thông qua sẽ là "một thời khắc lịch sử" đối với người dân Palestine và Liên Hợp Quốc.
Người Palestine đang nỗ lực mở rộng vị thế của họ bởi v́ đơn xin làm thành viên đầy đủ của LHQ của họ hồi tháng 9/2011 đă bị vô hiệu hóa. Để trở thành một nhà nước thành viên, ứng viên phải được Hội đồng Bảo an chấp nhận và Mỹ tuyên bố thẳng thừng sẽ dùng quyền phủ quyết cho đến khi nào có một thỏa thuận cuối cùng với Israel.
Phát ngôn viên Nabil Abu Redeineh của Tổng thống Abbas hôm 27/11 cho biết một áp lực "luôn có từ mọi phía để ngăn chúng tôi tới Đại hội đồng". Song ông nhấn mạnh rằng tiến tŕnh hướng tới một nhà nước là không thể đảo ngược và việc thông qua nghị quyết sẽ là "một điểm rẽ lớn trên đường ray Palestine - Israel và... là một thành công của người Palestine cũng như của người Ảrập".
Người Palestine hy vọng dùng vị thế được nâng cao của ḿnh để gia nhập các cơ quan phụ của LHQ, chẳng hạn như Ṭa án Tội phạm Quốc tế (ICC), nơi họ có thể kiện Israel về các tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống nhân loại.
Dự thảo nghị quyết không đề cập đến ICC. Các nhà ngoại giao LHQ nói rằng vấn đề này sẽ được một số chính phủ nêu ra trong các cuộc thảo luận với phía Palestine. Được biết, Israel muốn có những đảm bảo rằng người Palestine sẽ không tới ICC, và rằng nghị quyết không xâm phạm chủ quyền, song những bổ sung này bị phản đối.
Mansour khẳng định với các phóng viên rằng ưu tiên hàng đầu của người Palestine là nối lại đàm phán và không tới ICC. "Tôi tin rằng ngay ngày sau khi chúng tôi chấp nhận nghị quyết, nếu bên khác sẵn sàng và muốn đàm phán trong thiện chí với chúng tôi, lănh đạo Palestine sẽ đáp lại một cách thiện chí", ông nói.
Theo sau việc người Palestine gia nhập UNESCO, Mỹ đă rút các khoản tài trợ vốn chiếm tới 22% ngân sách của tổ chức văn hóa này. Mỹ cũng giữ lại các khoản dành cho người Palestine và Quốc hội Mỹ dọa sẽ trừng phạt tương tự nếu người Palestine cải thiện vị thế của họ tại LHQ lần nữa.
Israel cũng đáp trả bằng cách đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu định cư và rút lại các khoản viện trợ.
Phát ngôn viên Mansour nói rằng ông chắc chắn Tổng thống Abbas sẽ cố hết sức để tránh bất kỳ một sự trừng phạt nào sau bỏ phiếu, nhưng nếu "những điều tiêu cực vẫn được áp đặt lên chúng tôi th́ chúng tôi sẽ phải giải quyết chúng theo cách tốt nhất có thể".
Ông Mansour cũng bày tỏ hy vọng rằng nghị quyết sẽ cải thiện các triển vọng về ḥa giải giữa Hamas và Fatah.
Khi được hỏi liệu Hamas có ủng hộ một giải pháp hai nhà nước hay không, Mansour nói "Tôi nghĩ họ sẽ nói Có, bởi v́ đó là v́ lợi ích của người Palestine".
Thanh Hảo (Theo AP)
VNN