Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Vấn đề này cũng đă có nhiều người đề cập nhưng tôi thấy vẫn cần phải nói thêm nhiều điều, v́ nó hết sức sai trái. V́ nếu vẫn tiếp tục được vận dụng th́ hậu quả hết sức tai hại.
Không rơ cau khẩu hiệu này xuất hiện từ ngày tháng năm nào nhưng chắc chắn chỉ mới gần đây, khi lực lượng chức năng phải trấn áp những cuộc biểu t́nh chống sự xâm lược của nhà nước Trung Hoa Cộng sản (Trung Cộng). Trước đó ít năm, từ thời đói ăn bước sang thời kỳ đổi mới, một khẩu khẩu hiệu mọi người lấy làm phương châm nằm ḷng là “Hăy tự cứu ḿnh”. Nghĩa là ngay trong việc kiếm miếng ăn hằng ngày, Đảng và Nhà nước cũng không lo thay được người dân (hay chí ít mỗi người dân phải cứu ḿnh trước khi được Đảng và Nhà nước cứu). Trước đó nữa, khẩu hiệu/ phương châm mà ai cũng phải thuộc ḷng là “Mọi người v́ mỗi người, mỗi người v́ mọi người”. Câu ấy suy rộng ra nghĩa là: Đảng và Nhà nước v́ nhân dân, và nhân dân cũng v́ Đảng và Nhà nước, không ai được phép bỏ mặc ai.
Thế th́ v́ lư do ǵ mà bây giờ người ta lại lấy câu “Đă có Đảng và nhà nước lo” làm khẩu hiệu, làm chân lư để giải tán biểu t́nh chống xâm lược?
Ta hăy bàn về chữ “lo” trước. “Lo” theo Từ điển Tiếng Việt có các nghĩa sau: 1. Ở trong trạng thái phải bận tâm, không yên ḷng v́ việc ǵ đó v́ cho rằng có thể xảy ra (Con ốm, mẹ lo cuống quưt). 2. Suy tính, định liệu, chuẩn bị điều kiện, biện pháp để có thể làm tốt việc ǵ đó thuộc về trách nhiệm của ḿnh (Lo xa). 3. Để cả tâm trí và sức lực vào nhằm làm tốt và thực hiện cho được một công việc cụ thể nào đó (Lo học).
Như vậy, từ “lo” trong câu đang bàn thuộc nghĩa thứ hai. Đảng và Nhà nước “lo” tức là đề ra chủ trương (chiến lược, sách lược) và chịu trách nhiệm về những thành bại do chủ trương ấy.
Đảng và Nhà nước lo việc chống xâm lược th́ đúng rồi, nhưng chỉ có (và chỉ có) Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo việc chống xâm lược th́ lại sai.
1. Về lư thuyết, mệnh đề “Đă có Đảng và Nhà nước lo” trái với tất cả các nguyên lư (đă được nêu thành khẩu hiệu) trước đó. Ví dụ: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử (triết học duy vật lịch sử của CN Mác – Lênin), Dễ muôn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, v.v.. Ngoài ra nó c̣n trái với cả Hiến pháp hiện hành. Điều 73 của Hiến pháp viết: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quư của công dân”. Và Điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ư dân”.
Ở đây cũng cần phải xác định rạch ṛi “Đảng” là ai, “Nhà nước” là ai, “nhân dân” là ai.
Nhân dân th́ thật dễ xác định. Đó là tất cả những người lao động không nằm trong bộ máy quyền lực. Nhưng “Đảng”, “Nhà nước” th́ không đơn giản. Một đảng viên sai trái mà kết luận rằng Đảng sai trái th́ sẽ là không “biện chứng”. Đảng ở đây là Đảng Cộng sản Việt Nam, là một thực thể nhưng là một thực thể khá trừu tượng. V́ Đảng cầm quyền thông qua bộ máy Nhà nước. “Đảng lo” phải chăng tất cả các đảng viên của Đảng đều lo? Không phải. V́ chỉ một số ít đảng viên giữ các chức vụ trong bộ máy Nhà nước, c̣n đa số không có quyền lực ǵ hơn người ngoài Đảng, nên họ chỉ là Đảng “làm”, không phải Đảng “lo” (có muốn lo cũng chịu), cho nên thực chất những đảng viên này cũng là nhân dân. Vậy Đảng “lo” là các cán bộ có chức có quyền? Cũng không hẳn. V́ hệ thống Đảng là một hệ thống tuân thủ theo thứ bậc rất chặt chẽ, nhất nhất theo chỉ đạo của cấp trên, không thể tự ḿnh “lo” (việc của ḿnh) được. Mỗi cấp uỷ Đảng lo cho cấp dưới c̣n việc của ḿnh th́ lại có cấp trên của ḿnh lo. Cứ dồn ngược măi lên th́ Đảng “lo” là 14 vị U.V. Bộ Chính trị hoặc chỉ là ông Tổng bí thư. Nhưng Điều lệ Đảng lại không quy định ông Tổng bí thư hay Bộ Chính trị, hay BCH Trung ương phải chịu trách nhiệm về những điều nói trên.
Tóm lại, vẫn biết “Đă có Đảng lo” nhưng cụ thể ai lo th́ không xác định được!
T́nh h́nh đối với Nhà nước cũng tương tự như vậy. Tuy Nhà nước là một thực thể dễ xác định hơn (có bộ máy hành chính – công vụ, có quân đội, có luật pháp, có ngân khố quốc gia và nhiều tài sản khác), nhưng Nhà nước (ở ta) lại chịu sự lănh đạo toàn diện của Đảng; nói cách khác, tất cả bộ máy Nhà nước là nơi hiện thực hoá chủ trương của Đảng. Cho nên Nhà nước cuối cùng cũng không phải chịu trách nhiệm về chính ḿnh. Một chứng cớ hùng hồn chứng minh cho điều này là trường hợp đồng chí X vừa rồi, sau khi bị phê phán, đồng chí X đă nói rất rành mạch, tự tin (và có lư nữa), rằng tất cả do Đảng phân công, do Đảng chủ trương chứ đồng chí ấy không xin Đảng cái ǵ, cũng không làm trái Đảng điều ǵ.
Cho nên, vẫn biết “Đă có Nhà nước lo” nhưng khó mà truy ai lo, ai phải chịu trách nhiệm việc ǵ.
2. Về thực tế, chỉ trong mấy năm gần đây đă cho thấy Đảng và Nhà nước không thể tự ḿnh lo được việc chống giặc ngoại xâm.
Chỉ tính từ khi nhà cầm quyền Trung Cộng có nhiều hành động xâm phạm quá đáng chủ quyền của Việt Nam, và v́ thế xảy ra biểu t́nh chống Trung Cộng, bắt đầu từ 12-2007, và do đó xuất hiện khẩu hiệu “Đă có Đảng và Nhà nước lo”, đến nay vừa 5 năm, th́ t́nh h́nh chả hề tốt lên; trái lại ngày càng xấu đi. Việc bắt bớ ngư dân hồi 2007 trở về trước c̣n lẻ tẻ th́ nay xảy ra như cơm bữa. Riêng năm ngoái hai lần cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí của ta. C̣n tính riêng từ cuối tháng 6 đến nay, trong ṿng 6 tháng, Trung Cộng đă liên tiếp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam:
- Mời thầu 9 lô dầu khí trên vùng biển của Việt Nam.
- Đưa hàng ngh́n tàu thuyền rầm rộ vào đánh trong vùng biển của Việt Nam.
- Nâng cấp huyện Tam Sa (gồm Qđ. Hoàng Sa và Qđ Trường Sa của Việt Nam) thành thành phố Tam Sa, xây dựng trên đó ngày càng đầy đủ một đầu năo hành chính, kinh tế và quân sự.
- Lần thứ ba cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí của ta. Đáng chú ư là nó diễn ra tại địa điểm gần bờ của Việt Nam hơn hai lần trước và tàu vi phạm là tàu cá chứ không phải tàu hải giám. Đáng chú ư hơn nữa là: trong ba ngày đầu khi ta im lặng th́ Trung Cộng cũng im lặng, nhưng sau khi chính phủ ta tuyên bố phản đối th́ họ đổi trắng thay đen, chối phắt chuyện cắt cáp và dựng chuyện tàu thăm ḍ dầu khí của ta xâm phạm vùng biển của họ.
- Và sắp tới đây, nhà cầm quyền Trung Cộng c̣n cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam lục soát, chiếm tàu hoặc tịch thu các hệ thống liên lạc trên tàu trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (toàn bộ đường lưỡi ḅ, chiếm 80% diện tich Biển Đông). Nếu chủ trương này không bị ngăn chặn th́ khu vực nằm trong đường lưỡi ḅ chẳng bao lâu sẽ thuộc về Trung Quốc.
Tục ngữ Anh có câu “Cái tường thấp mời kẻ trộm”. Những hành động ngày càng trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Cộng ngoài lư do tham vọng quá lớn ở Biển Đông c̣n có lư do quan trọng là do Đảng và Nhà nước Việt Nam phản ứng quá yếu ớt. Và xu hướng không hề sáng sủa. Có lẽ chúng tiến đến đâu th́ ta lùi đến đó!
V́ sao có t́nh trạng ấy? V́ Đảng và Nhà nước gần như đối đầu với nhân dân trong vấn đề chống xâm lược. Nhà nước đàn áp khốc liệt các cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng. Vậy làm sao Trung Cộng không được đà lấn tới? Chúng ngày càng coi Đảng và Nhà nước Việt Nam không ra ǵ hết, nên cứ thỉnh thoảng lại “bóp mũi” để ra một yêu sách mới.
V́ Đảng và Nhà nước tự cô lập ḿnh nên trở nên đơn độc. Mà đơn độc th́ yếu đuối. Vả lại, không có nhân dân hậu thuẫn nên cũng không có áp lực về vấn đề chịu trách nhiệm. Mất toàn bộ Qđ. Hoàng Sa năm 1974 không ai chịu trách nhiệm. Mất đảo Gạc Ma trong Qđ. Trường Sa năm 1988 không ai chịu trách nhiệm. Những năm gần đây tàu Trung Quốc tự do ra vào đánh cá trên vùng biển của ta, 3 lần cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí của ta, liên tiếp bắt bớ đánh đập ngư dân ta, rao bán các lô dầu khí của ta,… nhưng cũng không quan chức nào phải chịu trách nhiệm.
Ngược lại lịch sử trước đó chưa lâu, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân lo đánh giặc th́ khác hẳn. Dưới đây xin trích một số câu thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mấy năm đầu kháng Pháp cũng đủ thấy cái không khí “toàn dân lo” chứ chẳng bao giờ chỉ có Chính phủ lo: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/ Chí ta đă quyết, ḷng ta đă đồng/ Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đă mạnh, người ta đă đông/ Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!(Xuân Đinh Hợi, 1947). Toàn dân đại đoàn kết/ Cả nước dốc một ḷng/ Thống nhất chắc chắn được/ Độc lập quyết thành công. (Xuân Mậu Tư, 1948). Người người thi đua/ Ngành ngành thi đua/ Ngày ngày thi đua/ Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua(Xuân Kỷ Sửu, 1949).
Nh́n lại lịch sử Việt Nam, triều đại nào dựa vào dân th́ mạnh, xa dân, đối đầu với dân th́ yếu và quân xâm lược thừa cơ đó mà thôn tính. Chỉ xin lấy hai triều đại làm ví dụ.
Thời nhà Trần (thế kỷ XIII), do “vua tôi đồng ḷng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” (lời Trần Quốc Tuấn) nên ba lần đánh thắng gịn giă quân Mông – Nguyên, một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới đương thời, một đội quân gây tang tóc cho cả hai châu lục Á – Âu.
Thời nhà Nguyễn (nửa sau thế kỷ XIX) do chính sự hà khắc, nhân dân oán thán, cho nên triều đ́nh tuy có kháng chiến nhưng do dự, lừng chừng, trong lúc có giặc ngoại xâm mà vẫn đàn áp nhân dân một cách khốc liệt, do đó không bao giờ dám kiên quyết với giặc, làm cho quân Pháp có điều kiện gặm dần nước ta. Một điều gần như quy luật trong cuộc chiến này là: khi quân Pháp yếu, bị các đội nghĩa binh tự phát của nhân dân bao vây, đánh tỉa th́ chúng t́m cách “hoà” với triều đ́nh; khi chúng mạnh th́ chúng mở rộng xâm lược, bất chấp những hoà ước đă kư. C̣n phía triều đ́nh th́ lúc nào cũng chỉ lo cầu “hoà”, thậm chí để được ḷng quân Pháp, có lúc triều đ́nh t́m cách hạn chế hoặc đàn áp các đội nghĩa binh đang tích cực kháng chiến. Nguyên nhân sâu xa là do vua quan quá nhiều quyền lợi phi nghĩa, dẫn đến tư tưởng sợ dân hơn sợ giặc. Đi với giặc vẫn tưởng bảo tồn quyền lợi nhưng rút cục khi đủ mạnh, quân Pháp đánh một đ̣n quyết định buộc triều đ́nh đầu hàng (điều ước Harmand, 25-8-1883). Một cuộc phản công muộn màng do phái chủ chiến tiến hành sau đó (7-1885) không lấy lại được thế thất bại.
Khẩu hiệu “Đă có Đảng và Nhà nước lo” hiện nay c̣n nguy hiểm ở chỗ nó tạo nên sự lười nhác và vô trách nhiệm trong mỗi công dân. T́nh trạng vô cảm mà ai cũng có quyền kêu than chắc chắn có sự góp phần của cái mệnh đề trên. Điều này trái hẳn với truyền thống dân tộc khi cha ông vẫn dạy “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thật xấu hổ khi chúng ta nhắc đến cậu bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam lúc nào không biết v́ mải nghe các vương hầu luận bàn kế đánh giặc, hay chàng trai đan sọt Phạm Ngũ Lăo mải lo việc nước mà ngựa của Hưng Đạo Vương đi qua không biết cho đến khi bị quân lính đâm giáo vào đùi.
Chỉ nhắc đến thế thôi cũng đă thấy cái cực kỳ vô lư và phản động của câu khẩu hiệu “Đă có Đảng và Nhà nước lo”. Ai là người đề xướng ra khẩu hiệu này? Tôi nghĩ chắc chắn không phải các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước mà chỉ do ai đó “sáng tạo” trong quá tŕnh thực thi công vụ phi lư là dẹp các cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng mà thôi. Thật là lợi bất cập hại cho chính Đảng và Nhà nước. Tới đây chẳng lẽ lùi măi trước những hành động ngang ngược của Trung Cộng? Cuối cùng khi đă bị dồn đến chân tường, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước vẫn phải chống Trung Cộng xâm lược. Nhưng lúc ấy liệu nhân dân c̣n ủng hộ? Giả sử lúc đó quân đông, vũ khí tốt th́ c̣n làm được ǵ? “Tôi không sợ đánh, chỉ sợ ḷng dân không theo”, bi kịch ấy của Hồ Nguyên Trừng, một vị tướng tài ba xuất chúng thời nhà Hồ chả lẽ không khiến ai hôm nay mảy may xúc động?
Nguồn: Đào Tiến Thi/ Basam