Thời Thành Cát Tư Hăn, Mông Cổ trải qua giai đoạn ấm áp dài chưa từng có. Cỏ mọc nhiều khiến đời sống dân du mục rất thuận lợi
Trong nửa sau thế kỷ 20, Mông Cổ ấm lên 2 độ C, một tốc độ mà khó quốc gia nào sánh kịp. Điều này kéo theo hạn hán và băo tuyết, khiến đời sống của dân du mục chăn cừu, dê và các gia súc khác ngày càng khó khăn, nhất là khi họ đang vật lộn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Tuy vậy, tại hội thảo của Hiệp hội địa lư Hoa Kỳ tại San Francisco, có bằng chứng cho thấy khí hậu Mông Cổ trước đó đă thay đổi một lần, và trong lần đó, không chỉ cuộc sống của một nhúm người chăn cừu trở nên khốn khổ hơn. Nếu Amy Hessl từ Đại học West Virginia và Neil Pederson từ Đại học Columbia đúng, chính nhờ biến đổi khí hậu mà Thành Cát Tư Hăn và thiết kỵ Mông Cổ của ông có thể chinh phục đến một nửa lục địa Á Âu.
Thành Cát Tư Hăn nổi lên vào năm 1206 khi ông thống nhất các bộ tộc Mông Cổ dưới tay ḿnh và mất năm 1227. Dữ liệu từ ṿng sinh trưởng của cây cối của hai tiến sỹ Hessl và Pederson cho thấy từ năm 1208 đến năm 1231, khí hậu Mông Cổ có giai đoạn ẩm ướt hơn b́nh thường kéo dài chưa từng thấy. Nghiên cứu ṿng sinh trưởng c̣n cho thấy khí hậu giai đoạn này ấm một cách bất thường.
Khí hậu ôn ḥa kéo dài trong cả một thế hệ khiến đồng cỏ phát triển thuận lợi hơn b́nh thường. Thêm cỏ tức là thêm ngựa, và do đó đế chế Mông Cổ cũng giàu có hơn. V́ quân đội phải t́m kiếm lương thực trên đường hành quân, nên rơ ràng nhờ thế mà nỗi lo lương thảo vợi đi nhiều.
Tuy không ai lại đi nghĩ rằng Thành Cát Tư Hăn chỉ nhờ có thế là chinh phục được thế giới, nhưng có lẽ thiên tài quân sự của ông đă không có đất dụng vơ nếu trong tay chỉ có đám ngựa c̣m.
Thiết kỵ Mông Cổ
Tiếp theo, đội nghiên cứu (có cả ông Nachin Baatarbileg từ Đại học Quốc gia Mông Cổ) sẽ thu thập thêm nhiều mẫu mới. Ví dụ như các lớp trầm tích đáy hồ chẳng hạn. Nhờ đếm số bào tử nấm
Sporomiella (phát triển trong phân động vật), họ hy vọng xác nhận được xem thời đó số lượng động vật có phát triển bùng nổ hay không.
Đội nghiên cứu cũng vừa nhận thêm một nhà sử học và một nhà nghiên cứu chuyên mô h́nh hóa hệ sinh thái. Họ c̣n muốn mở rộng kho tư liệu của ḿnh về tới tận thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên. Thành Cát Tư Hăn không phải là bậc đế vương duy nhất nổi lên từ đồng cỏ Mông Cổ. Các nhà nghiên cứu muốn xem biến đổi khí hậu ảnh hưởng ra sao tới các đế chế Đột Quyết và Duy Ngô Nhĩ trong giai đoạn từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 9.
Các nhà sử học và khảo cổ học thường cho rằng khí hậu đóng một vai tṛ nhất định trong sự suy vong của các đế chế, từ sự sụp đổ của các nhà nước thời đồ đồng ở phía Đông Địa Trung Hải, sự biến mất của các thành quốc Maya tại Trung Mỹ, tới cuộc cách mạng cuốn băng triều đ́nh Louis tại Pháp. Đây là lần đầu tiên có nhà sử học cho rằng một quốc gia nổi lên cũng là nhờ biến đổi khí hậu!
Minh Tuấn
Theo TTVN/The Economist