Để trở thành một nhân vên bán hàng đa cấp không hề khó, và với sinh viên, đó lại càng là điều dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chỉ với 99.000 đồng cùng CMTND, đă bao gồm lệ phí làm thẻ ATM và “hồ sơ xin việc”, sinh viên có thể trở thành một nhân viên kinh doanh. Kèm với đó là một khoản tiền lương hậu hĩnh và cơ hội thu nhập cao một cách khá dễ dàng.
Tháng đầu tiên dù không làm ǵ cả, sinh viên cũng được nhận một số lương “khởi điểm” từ 500.000 đồng đến 900.000 đồng. Nếu có đóng góp nhiều cho công ty (như lôi kéo bạn bè tham gia, bán được nhiều hàng) nhân viên sẽ có lương thưởng. Một thủ lĩnh, một “tổ trưởng” trong đường dây lương một tháng có thể lên đến 20 triệu đồng là chuyện rất b́nh thường. Với những chiêu tṛ đó của bán hàng đa cấp, không ít sinh viên bị cám dỗ, mê muội và ra nhập vào đường dây của những công ty bán hàng kiểu này.
|
Minh họa |
Những “món hời” có được một cách quá dễ dàng luôn tiềm tàng những rủi ro, nguy hiểm. Không ít sinh viên đă khóc dở mếu dở v́ những hệ lụy từ bán hàng đa cấp.
Trong quá tŕnh tiếp thị sản phẩm, sinh viên phải làm sao để người tiêu dùng ưng và mua mặt hàng của ḿnh. Nhưng một khi người tiêu dùng có vấn đề (như dùng mỹ phẩm bị dị ứng, hàng mua về toàn là hàng nhái kém chất lượng) đ̣i kiện cáo th́ ngay lập tức công ty “bốc hơi”, mọi tội vạ nhân viên (sinh viên) đó chịu.
Đối tượng mà sinh viên tiếp thị hay lôi kéo chủ yếu là người thân, bạn bè, nên khi xảy ra rủi ro, th́ tiền mất tật mang và t́nh cảm, sự tin tưởng cũng bị tước mất. Đến khi quay ra rút tiền trong tài khoản ATM th́ tất cả số tiền mới lộ ra chân tướng, chỉ là những con số ảo không có thực.
Có nhiều công ty bán hàng đa cấp khi nhận sinh viên vào làm th́ yêu cầu thu CMTND bản gốc để “làm tin”. Nhưng thực chất là khi sinh viên không muốn làm nữa, muốn xin rút, những công ty “ma” đó bộc lộ ngay bản chất, yêu cầu sinh viên phải “lừa” được một số người nữa mới cho cầm CMTND về, gọi là “đền bù” thiệt hại do phá vỡ hợp đồng?.
Sinh viên khi ấy không muốn cũng phải làm theo một cách ép buộc. Đây là chiêu tṛ rất thâm hiểm mà những công ty bán hàng đa cấp lừa đảo áp dụng trong việc quản lư “nhân viên”.
Lợi dụng đối tượng là tân sinh viên mới vào trường c̣n ít va vấp, xuất thân từ nhiều vùng khó khăn c̣n hạn chế về cập nhật thông tin, lại muốn có tiền trang trải cuộc sống; các đối tượng bán hàng đa cấp đă lôi kéo, thuyết phục sinh viên tham gia đường dây.
Cùng với tâm lư muốn thử một lần bởi việc bán hàng không đ̣i hỏi cao, không mất ǵ, hay sẽ theo đến chừng mực rồi xin nghỉ, nhiều sinh viên có thể biết những mặt trái của bán hàng đa cấp nhưng vẫn lao vào, và không ngờ bị lún sâu một cách không thể tự kiểm soát.
Bán hàng đa cấp không xấu, chỉ xấu ở nhiều công ty đă lạm dụng h́nh thức kinh doanh này để lừa đảo người tiêu dùng. Tệ hơn, họ c̣n lôi kéo nhiều người, nhất là sinh viên vào ṿng xoáy lừa đảo đó. Để kiếm tiền một cách khôn ngoan, tỉnh táo và không bị lợi dụng, các sinh viên phải hết sức cảnh giác khi “dấn thân” vào con đường vốn nhiều lọc lừa này…
K.Linh