’Tay đấm’ Mỹ - Trung - Ấn trên vũ đài biển Đông - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-28-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default ’Tay đấm’ Mỹ - Trung - Ấn trên vũ đài biển Đông

Các hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trên biển Đông khiến Ấn Độ-quốc gia mới trỗi dậy và Mỹ lo ngại. Ngược lại, sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ-Ấn cũng khiến Trung Quốc phải dè chừng khi muốn biến biển Đông thành ao nhà.



In hộ chiếu đường lưỡi ḅ, cho phép cảnh sát tiếp cận và kiểm tra các tàu nước ngoài tại biển Đông; lập đôn trú trái phép... Hàng loạt hành động làm "dậy sóng" biển Đông thời quan qua của Trung Quốc làm thổi bùng căng thẳng ngoại giao mới với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.



Để thực hiện những việc làm phi pháp trên Trung Quốc liên tục củng cố lực lượng ở khu vực này. So với các nước ở Châu Á, Trung Quốc là nước dẫn đầu với ngân sách quốc pḥng tăng gấp 4 lần kể từ năm 2000. Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đă thúc đẩy chi tiêu quốc pḥng tăng vọt, và Bắc Kinh t́m kiếm sự ảnh hưởng bên ngoài lănh thổ của ḿnh để bảo vệ việc khai thác tài nguyên cũng như các lợi ích trên biển. Theo đó, Tổng ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc tăng từ 22,5 tỷ USD lên đến 89,9 tỷ USD trong ṿng 11 năm từ năm 2000 đến 2011. (Đội bay nhào lộn Bayi của Không quân Trung Quốc.)



Khi đă đủ mạnh về kinh tế và quốc pḥng, Trung Quốc liên tục gây hấn với các nước láng giềng với ư đồ độc chiếm biển Đông. Với Việt Nam, mặc dù Trung Quốc vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách ḥa b́nh về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thế nhưng từ đầu năm nay nước này liên tục gây hấn bằng những hành động phi pháp. Đầu tiên phải kể đến việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc tự ư lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.



Trung Quốc xua hàng ngh́n tàu cá ra biển Đông, chưa kể tàu cá nước này c̣n làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.



Tiếp đến, từ đầu năm nay, Trung Quốc đă ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi ḅ” ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách “Đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc đ̣i chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đă khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu “đường lưỡi ḅ”.



Với Philippines, Trung Quốc đưa tàu tuần tra và tàu đánh cá quay lại khu vực Scarborough/Hoàng Nham, quản lư và cảnh giới ở đây. Nhằm hợp thức hóa chủ quyền của ḿnh ở đây, kể từ sau căng thẳng Scarborough/Hoàng Nham bùng phát hôm 10/4/2012, giới truyền thông Trung Quốc liên tiếp cho đăng tải các bài phân tích, b́nh luận để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” đối với biển Đông.



Với Indonesia mặc dù không phải là quốc gia có sự tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, thế nhưng lâu nay Indonesia đóng vai tṛ trung gian ḥa giải giữa Trung Quốc và ASEAN cũng phải lên tiếng phản đối hành động ngông cuồng của TQ khi nước này in hộ chiếu có bản đồ “lưỡi ḅ”.



Trước hàng loạt những động thái làm căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực này mà Mỹ cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và muốn thâu tóm toàn bộ quyền lợi ở đây. Ngay lập tức vào tháng 6/2012 Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đă lần đầu tiên công bố chi tiết chiến lược quân sự mới của quốc gia này tại châu Á-Thái B́nh Dương. Đồng thời Mỹ cũng tích cực trong việc chuyển vũ khí quân sự, liên kết hợp tác, tập trận với các nước trong khu vực này.



Cùng với Mỹ, Ấn Độ bắt đầu triển khai các chiến lược, kế hoạch sẵn sàng bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông mà theo Ấn Độ và các nước ASEAN lo ngại trước việc Trung Quốc ngày càng tích cực mở rộng bành trướng vào lĩnh vực lợi ích quốc gia của họ. Và trong Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ -ASEAN được tổ chức tại New Delhi Ấn Độ đưa ra thuật ngữ chính trị mới “Indo-Thái B́nh Dương” (Indo-Pacific) nhằm nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ đối với khu vực này



Bên cạnh đó, bản thân các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đồng loạt lên án tham vọng lănh thổ của nước này, đặc biệt sau khi báo chí Trung Quốc loan tin cảnh sát Trung Quốc có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông từ ngày 1/1/2013, hay in hộ chiếu đường lưỡi ḅ phi pháp. (Người Philippines biểu t́nh phản đối hộ chiếu đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở Manila hôm 29/11)



Trước sự phản đối ra mặt từ Mỹ, Ấn Độ cũng như cộng đồng khu vực và quốc tế về âm mưu muốn bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Trung Quốc đă thay đổi chiến thuật, trở nên dịu giọng hơn, đồng thời t́m cách lấy ḷng một số nước. Từ đầu năm 2012, lănh đạo Trung Quốc liên tục thăm Campuchia kèm theo những "món quà" ư nghĩa. Vào thời điểm này, Campuchia đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN. Vào cuối tháng 2, Trung Quốc trợ giúp Campuchia trang thiết bị trị giá 430.000 USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN mà Campuchia là nước chủ nhà



Tháng 3/2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia với cam kết ủng hộ Campuchia trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tháng 5/2012, Trung Quốc tuyên bố giúp Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc pḥng ngay trước thềm Hội nghị bộ trưởng quốc pḥng ASEAN tại Phnom Penh chỉ vài ngày. Tháng 7/2012, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ cũng có cuộc gặp trước với Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ( Campuchia sẽ tiếp nhận 12 trực thăng quân sự Z-9 của TQ)



Nhiều nhà phân tích ở Campuchia nói rằng việc Trung Quốc chủ động giúp Campuchia càng làm dấy lên lo ngại gần đây về tính trung lập của Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề biển Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN. Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung xem như đă rơ



Tháng 9/2012, ông Tập Cận B́nh (khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc) phát biểu rằng Bắc Kinh chỉ muốn có quan hệ tốt với các nước Đông Nam Á; Bắc Kinh vẫn theo đuổi chính sách “mở rộng quan hệ hợp tác, láng giềng hữu nghị” với các nước ASEAN. Ông Tập Cận B́nh c̣n khẳng định thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bởi các mối quan hệ tốt với những nước láng giềng.



Lại thêm một thay đổi từ phía Trung Quốc, sau khi Mỹ tuyên bố chuyển hướng tới khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận với các quy mô khác nhau nhằm phô trương sức mạnh của ḿnh. Gây chú ư nhiều nhất là sự kiện máy bay tiêm kích J-15 của Trung Quốc được cho là đă cất và hạ cánh thành công từ tàu sân bay Liêu Ninh.



Trong bối cảnh Mỹ khởi động chiến dịch nhằm khẳng định vai tṛ của nước này ở châu Á - Thái B́nh Dương, lănh đạo Trung Quốc đă yêu cầu hải quân nước này đẩy mạnh hiện đại hoá và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và ḥa b́nh thế giới.



Theo Chủ tịch Học viện Những vấn đề Địa chính trị của Nga, ông Leonid Ivashov, Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ. Hiện thời chính sách của họ được giới hạn trong việc thử nghiệm sức mạnh. Trung Quốc đang thực hiện “mềm nắn, rắn buông”, chính sách này xưa nay không phải là điều mới với Trung Quốc, đặc biệt trong những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tranh chấp chủ quyền và những thứ mà Bắc Kinh cho là “lợi ích cốt lơi” trên con đường muốn trở thành một nước lớn trong khu vực và thế giới. (Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.)


theo PNTD
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images1167146_trung_quoc_am_muu_banh_chuong_bien_dong_phunutoday_a.jpg
Views:	7
Size:	5.2 KB
ID:	433867
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09648 seconds with 14 queries