Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người đứng đầu giỏi, công tâm mới tập hợp được người giỏi. Ảnh: VietNamNet
Khi bộ máy c̣n tham nhũng, quan liêu lăng phí ở mọi cấp mọi ngành th́ làm sao thu hút và trọng dụng được nhân tài - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an b́nh về dự thảo nghị định thu hút công chức tài năng đang được Bộ Nội vụ soạn thảo.
Người đứng đầu phải biết cầm cân nảy mực
Dự thảo nghị định thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng công chức tài năng do Bộ Nội vụ soạn thảo đưa ra đối tượng rất rộng, là những người đạt tŕnh độ thạc sĩ, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên… Xác định công chức tài năng dựa vào yếu tố “bằng cấp” như vậy theo ông có quá rộng và liệu có làm nảy sinh tiêu cực?
- Ư tưởng nêu trong đề án rất tích cực, với mong muốn thu hút được nhiều người tài vào khu vực công. Đồng thời, nó cũng phù hợp với xu thế hiện nay là cạnh tranh nhân tài.
Để nhận diện thế nào là công chức tài năng, ban soạn thảo đưa ra căn cứ yếu tố đầu vào, đó là tiêu chuẩn phải tốt nghiệp khá giỏi ĐH, thạc sĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo vừa qua ở Hải Dương, nhiều người chưa tán thành tiêu chí này. Tài năng trong lĩnh vực học tập nghiên cứu và tài năng thực hành khác nhau. Một người có thể giỏi trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nhưng khi dự tuyển làm công chức cũng cần đáp ứng các tiêu chí khác nữa.
Do các tiêu chí để xét công chức tài năng chưa có nên đánh giá chủ quan của người đứng đầu có ư nghĩa quan trọng. V́ vậy, người đứng đầu cơ quan phải là người biết cầm cân nảy mực, công tâm, biết thu hút và tập hợp được những người giỏi và tốt xung quanh ḿnh. Chỉ khi đó mới đưa ra quyết định chính xác để tuyển lựa được người tài.
Theo đề án th́ ai đủ điều kiện đạt bằng khá giỏi sẽ được thủ trưởng tuyển thẳng. Nhiều người vẫn e ngại tiêu chuẩn bằng cấp sẽ làm nảy sinh tiêu cực?
- Bằng cấp là cần thiết nhưng không phải khi nào cũng tương đương với năng lực giải quyết công việc. Nhất là với chất lượng đào tạo như hiện nay.
Tôi cho rằng phải đi bằng cả hai chân. Một mặt công nhận tiêu chuẩn bằng cấp, nhưng mặt khác vẫn phải thông qua h́nh thức thi tuyển công bằng. Chỉ có ngoại lệ với một số cá nhân mà tài năng đă được thừa nhận và khẳng định.
H́nh thức thi tuyển, điều kiện, tiêu chí, vị trí tuyển dụng phải công khai.
Dự thảo cũng nêu, cán bộ, công chức ở các vị trí lănh đạo, quản lư, các cấp ủy Đảng và tổ chức chính trị - xă hội có trách nhiệm phát hiện và tiến cử, giới thiệu những người có đủ phẩm chất, tŕnh độ, năng lực đáp ứng được ngay yêu cầu… và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề nghị, tiến cử của ḿnh. Quy định này liệu có khuyến khích việc giới thiệu người tài?
- Quy định nói trên mang ư nghĩa là ràng buộc trách nhiệm của người tiến cử, nhưng theo tôi tất cả những người được thủ trưởng tiến cử cũng phải thông qua thi tuyển chứ không phải hễ được tiến cử th́ mặc nhiên đưa vào bộ máy. Làm như vậy sẽ nảy sinh tiêu cực.
Tuy nhiên, người tài thường có tính tự trọng rất cao, chỉ e nếu áp dụng cơ chế thi tuyển cào bằng có thể sẽ không khích lệ được họ vào làm việc ở cơ quan nhà nước?
- Bởi vậy mà nhân tố công khai rất quan trọng. Thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng, điều kiện và kết quả tuyển dụng cần công khai, minh bạch. Hội đồng chấm thi cũng phải hết sức khách quan, với một đề bài hợp lư.
Tôi đồng t́nh với quy định cho phép tiến cử nhưng phải xem đó chỉ là tiền đề bước đầu, sau đó vẫn phải thông qua thi tuyển.
Đối với các vị trí quản lư tôi vẫn ủng hộ xu hướng phải thi tuyển cạnh tranh, với nhiều ứng viên và phải tranh cử công khai.
Bộ máy phải trong sạch
Ngoài việc tuyển dụng th́ cơ chế đăi ngộ và môi trường làm việc để người tài có cơ hội cống hiến là rất quan trọng. Đề án đă giải quyết được vấn đề này chưa, thưa ông?
- Đề án đă mạnh dạn đưa ra nhiều ư tưởng mới về cơ chế đăi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho công chức tài năng. Tất nhiên với người có tài năng th́ phải có cơ chế biệt đăi chứ không thể đối xử cào bằng.
Nhưng ngoài ra, người tài cần có nhu cầu được ghi nhận công trạng bằng các h́nh thức tuyên dương, khen thưởng, rồi một môi trường làm việc phù hợp để phát triển tài năng. Các vấn đề này chưa được nói đến trong đề án.
Mấy năm trước đă xuất hiện một ḍng chảy những người tài rời khỏi khu vực cơ quan nhà nước mà lư do phần lớn là do họ cảm thấy môi trường làm việc bế tắc không phát huy được năng lực.
Có ư kiến cho rằng, gần đây chính sách thu hút nhân tài được Bộ Nội vụ và nhiều địa phương triển khai song chưa thực sự phát huy tác dụng? Theo ông, nguyên nhân của t́nh trạng trên là ǵ và cần khắc phục như thế nào?
- Theo tôi, song song với việc thu hút, bồi dưỡng, đăi ngộ nhân tài, phải xây dựng một bộ máy trong sạch. Để làm điều này chỉ riêng Bộ Nội vụ không thể đảm đương được mà phải có quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất. Cái gốc của việc tạo lập môi trường làm việc trong sạch, đó là phải khắc phục được tệ quan liêu, lăng phí, tham nhũng, tha hóa. Người đứng đầu phải giỏi, công tâm th́ mới tập hợp được người giỏi. Đó là cái khuôn. Không bao giờ có 1 sản phẩm tṛn với 1 cái khuôn méo.
Một khi bộ máy c̣n để xảy ra tham nhũng, quan liêu lăng phí ở mọi cấp mọi ngành th́ làm sao hy vọng có thể thu hút và trọng dụng được nhân tài.
Nguồn: Lê Nhung/ VNN