- Trung Quốc đă giới thiệu hệ thống mô phỏng huấn luyện không quân trong đó lấy Ấn Độ làm "kẻ địch".So sánh sức mạnh F-15 Nhật Bản với J-10 Trung QuốcF-15 Nhật Bản "gọi", J-10 Trung Quốc "trả lời"“Kẻ địch huấn luyện là Ấn Độ”
Trong một bản tin về một hệ thống mô phỏng huấn luyện phi công, cờ của Trung Quốc và Ấn Độ cùng xuất hiện bên hông của các hệ thống mô phỏng.
Bối cảnh trong hệ thống mô phỏng đều lấy khu vực xung quanh dăy núi Himalaya làm nền chính các t́nh huống không chiến. Điều đó cho thấy Trung Quốc đă chọn Không quân Ấn Độ là đối tượng chiến đấu chính.
Hiện Ấn Độ chưa đưa ra b́nh luận về đoạn clip giới thiệu hệ thống mô phỏng huấn luyện có in lá cờ của họ.
Cờ Ấn Độ nằm ngay dưới cờ Trung Quốc trên hệ thống mô phỏng.
Hệ thống này có tên là “hệ thống mô phỏng chiến đấu cho lực lượng không quân chiến thuật”. Hệ thống được hợp tác phát triển giữa Trường Cao đẳng Chỉ huy Không quân và công ty Tứ Xuyên Wisesoft.
Hệ thống bao gồm 4 thành phần khác nhau gồm: mô phỏng chiến đấu trên không, nghiên cứu chiến thuật đối không, mô phỏng hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS). Đây là hệ thống mô phỏng huấn luyện chiến đấu đa cấp độ, cung cấp bối cảnh không gian thực cho các phi công làm quen với các hoạt động chiến đấu trong môi trường thông tin hiện đại.
Bên cạnh đó, hệ thống mô phỏng huấn luyện này sẽ giúp Không quân Trung Quốc khai thác các giáo lư và học thuyết chiến tranh trên không trong việc chống lại các đối thủ tiềm tàng của ḿnh.
Kỹ sư Huang Anxiang (Trường Cao đẳng chỉ huy không quân) cho hay, hệ thống dễ dàng chuyển đổi từ mô h́nh máy bay này sang máy bay khác tương ứng với bên tấn công và kẻ thù. Chẳng hạn như nó có thể chuyển đổi loại máy bay từ tiêm kích J-10, J-11 sang các dạng cường kích như Q-5, JH-7. Các phi công cũng có thể dễ dàng chuyển loại vũ khí phù hợp với từng nhiệm vụ khác nhau.
Trung Quốc xây sân bay sát mặt Ấn Độ
Thực tế cho thấy rằng, trong những năm gần đây Trung Quốc đă xây dựng 5 sân bay lớn dọc theo biên giới với Ấn Độ và đây đều là những sân bay cao cấp có khả năng cung cấp hoạt động cho tất cả các loại máy bay có trong biên chế Không quân Trung Quốc.
Nổi bật trong đó là sân bay Nyingchi nằm gần khu vực thung lũng Mainling Brahmaputra cách 1km từ khu vực Tây Tạng phía Nam biên giới Trung - Ấn. Sân bay này được xây dựng trong tháng 10/2003 với vốn đầu tư 780 triệu NDT ở độ cao 2.949m so với mực nước biển. Sân bay này bắt đầu hoạt động từ năm 2005.
Sân bay Shigatse Pingan nằm gần đường cao tốc Trung Quốc nối biên giới với Nepal. Từ sân bay này, các tiêm kích Trung Quốc dễ dàng tiếp cận vùng núi Himalaya. Sân bay này có độ cao đến 3.782m so với mực nước biển, đi vào hoạt động từ tháng 10/2010.
Phi đội tiêm kích J-11 huấn luyện trên cao nguyên Tây Tạng.
Trong khi đó, Qamdo Bangda được xem là sân bay cao nhất thế giới, tọa lạc tại độ cao tới 4.334m. Đây cũng là sân bay có đường băng 5.500m, đi vào hoạt động từ tháng 7/2009.
Ngoài ra c̣n có Ngari Gunsa, là một sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ cho nhiệm vụ quân sự và dân sự tại khu vực thị trấn Shiquanhe. Sân bay này nằm phía Tây Nam khu tự trị Tây Tạng, chỉ cách khu vực tranh chấp với Ấn Độ 90km. Sân bay đi vào hoạt động tháng 07/2010 và đây là sân bay thứ 4 ở khu vực Tây Tạng.
Sân bay Ngari Gunsa nằm ở độ cao 4.274m so với mực nước biển, chiều dài đường băng đạt 4.500m có thể đáp ứng hoạt động cho các loại máy bay Airbus A-319, Boeing 737, Boeing-700, IL-76, Y-8 và các tiêm kích Su-27, J-10, máy bay ném bom H-6. Hầu như các sân bay này đều nằm trong bán kính 1.000km từ khu vực phía Bắc Ấn Độ.
Sân bay đang xây dựng là Nagqu Dagring dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2014. Sân bay này sẽ soán ngôi sân bay Qamdo Bangda để trở thành sân bay cao nhất thế giới ở độ cao 4.436m so với mực nước biển.
Không chỉ dừng lại ở đó, theo kế hoạch, đến năm 2020 số lượng sân bay dọc theo biên giới Trung - Ấn sẽ đạt con số 20. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đă lên kế hoạch triển khai tiêm kích tàng h́nh J-20 đến các sân bay dọc theo biên giới với Ấn Độ khi loại máy bay này sẵn sàng phục vụ.
theo kienthuc