Các nhà di truyền học đă t́m ra một phương pháp lấy các mẫu ADN từ những mẩu xương vụn có thể biết được một vài đặc điểm nhân dạng của người chết như màu mắt và màu tóc.
Phương pháp đă được áp dụng để xác định một số nhân vật trong một tu viện ở Ba Lan hồi trung thế kỷ.
Kết quả nghiên cứu được các chuyên gia Hà Lan do Manfred Kaiser, Trường ĐH Erasm Rotterdam cùng với các nhà khoa học Ba Lan, Trường ĐH Jagiellonian tiến hành và được công bố trên Tạp Investigative Genetics.
Các tác giả công tŕnh nghiên cứu đă chỉ ra rằng trên thiết bị phân tích HIrisiPlex, trước đây giáo sư Kaiser đă dùng trong pháp y không những rất có ích đối với các chuyên gia điều tra h́nh sự mà c̣n có thể được các nhà sử học sử dụng hiệu quả. Hệ thống này dựa trên kết quả phân tích 24 chất đánh dấu di truyền, liên quan đến màu mắt và màu tóc của đối tượng. Phương pháp đă cho phép áp dụng đối với các mẫu ADN rất cũ, lấy từ răng và xương của những người chết đă lâu.
GS Wojciech Banitsky, một trong những tác giả của công tŕnh nghiên cứu cho biết: “Thiết bị HIrisiPlex có thể dùng để giải quyết những tranh căi về lịch sử do không có những bức ảnh màu và những vật chứng khác”. Các nhà khoa học đă cứng minh rằng Tướng Ba Lan Wladislaw Bronitsky bị chết trong tai nạn máy bay năm 1943 là người tóc hung, mắt xanh, do đó biết ông là người nào trong những tấm chân dung được t́m thấy.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu c̣n dùng thiết bị này để kiểm chứng cả những di tích cổ hơn rất nhiều như bộ xương được chôn cất trong hầm mộ của tu viện Benedictine ở thành phố Tynets thuộc vùng Krakow, Ba Lan. Trước đây người ta cho rằng đó là bộ xương của tu viện trưởng nhưng các nhà di truyền lại chưng minh đó là bộ xương của một phụ nữ, sống vào thế kỷ XII-XIV có bộ tóc màu đen và mắt và cặp mắt nâu.
Theo các nhà khoa học, phương pháp của họ sẽ được sử dụng rộng răi cho việc nghiên cứu lịch sử và nhân chủng học, cũng như các vấn đề tội phạm học.
Bảo Châu (Theo infox.ru)