Bên cạnh đường “siêu ngọt”, hầu hết các quán chè vỉa hè đều sử dụng phẩm màu và dầu chuối để đánh lừa cảm giác của khách. Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư.
Ăn chè hay ăn bụi?
Nhiều người vẫn nghĩ chè chỉ đắt hàng vào mùa hè, v́ thời tiết nóng nực nên mọi người thường chọn đồ ăn mát, lạnh. Thế nhưng, trong những ngày đông rét mướt thế này, các quán chè tại chợ cóc, vỉa hè (Hà Nội) vẫn luôn đắt khách.
Theo quan sát của PV tại chợ Xanh, chợ Nghĩa Tân, đường Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy), Thụy Khuê (Tây Hồ)… vẫn có rất nhiều quán chè mở ra vào mùa đông, bày bán đủ loại: chè đỗ đen, chè bưởi, chè thập cẩm…
Hầu hết quán chè có diện tích nhỏ, chỉ cần một cái bàn to đựng nguyên liệu bán với vài chiếc ghế nhựa cho khách ngồi. Không khó để thấy mỗi quán chè thông thường chỉ có 1-2 chiếc khăn, vừa để lau bàn vừa lau cốc chén, th́a, dĩa. Các “thượng đế” sẽ được khuyến khích dùng loại giấy lau mà theo tiết lộ của chủ một quán chè ở đây th́ chỉ có giá chưa đầy 10.000 đồng/bịch lớn.
Tại một quán chè trong chợ Xanh (Cầu Giấy), phải vất vả lắm chúng tôi mới “yên vị” được chỗ ngồi. V́ người đi lại nhiều, cứ xô đẩy, không cẩn thận va vào nhau ngay lập tức. Ở lối đi, xe máy vô tư “thả khói”, người đi đường phải bịt khẩu trang cho đỡ bụi.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi không khỏi rùng ḿnh khi thấy những tô chè đă được nấu chín nhưng không có nắp đậy. Bà chủ quán nhanh tay vừa lấy chè cho khách, vừa lấy chiếc quạt hay khăn để... đuổi ruồi.
Quán chè ngay cạnh đường đi
Ngay dưới bàn là một xô nước đă sử dụng nhiều lần. Thấy khách hàng thắc mắc về chậu nước rửa cốc đục ngầu này, chủ quán giải thích: “Mấy quán ở đây đều thế, ai hơi đâu mà về xách nước liên tục. Mà ăn chè cũng sạch, chỉ cần tráng qua cái cốc, lau khô là được, có phải dùng đến nước rửa bát đâu nên cũng không cần nhiều nước. Mà tôi cũng không thấy ai ư kiến ǵ cả”.
Sử dụng nhiều phẩm màu, hóa chất
Theo t́m hiểu của PV, hiện nay nhiều quán chè có sử dụng đường “siêu ngọt” để chế biến chè. Theo những người bán hàng, đây là đường mía (v́ có in h́nh cây mía bên ngoài bao b́), đường không ở dạng hạt mà là những mảnh vuông, trong suốt.
Các tô chè không hề có nắp đậy
Ngoài ra, để ninh hạt sen và đỗ nhanh nhừ, một số người bán hàng c̣n sử dụng loại bột mà chỉ cần cho vào nồi đang sôi vài phút, các loại hạt có thể nhừ như ninh hàng giờ. Điều đáng nói là đường “siêu ngọt” và bột “siêu nhừ” không có nhăn mác, xuất xứ rơ ràng, không được kiểm định về chất lượng.
Bên cạnh đường siêu ngọt, hầu hết các quán chè vỉa hè đều sử dụng phẩm màu và khuyến mại thêm dầu chuối để đánh lừa cảm giác của khách.
Các chuyên gia từng khuyến cáo, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư, nhưng dường như nhiều bạn trẻ đă “nghiện” thứ gia vị này.
GS.TS Bùi Minh Đức - Chuyên gia về độc học dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cho biết: “Dầu chuối độc ở chỗ: người ta không dùng dung môi, các sản phẩm tinh khiết cho thực phẩm để pha loăng, v́ loại này cực kỳ đắt tiền và thường phải nhập ngoại. V́ vậy họ dễ cho các chất dẫn xuất rẻ tiền để pha chế ra dầu chuối. Điều này là chắc chắn v́ với giá cả bèo bọt như vậy th́ lấy đâu ra sản phẩm đạt yêu cầu về độ tinh khiết. Loại dầu này không phản ứng ngay với cơ thể mà gan sẽ tích trữ lại độc tố”.
Thùng nước dưới bàn được chủ quán rửa cốc cho khách ăn
Một người bán hàng ở chợ Nghĩa Tân c̣n "bật mí", chị mua thạch, trân châu theo từng gói to nhưng toàn tiếng Trung Quốc nên không dịch được chữ nào. “Thấy người bán cũng cảnh báo nên tôi chỉ bán thôi chứ không ăn. Nh́n màu sắc bắt mắt, mùi thơm như vậy, giá lại rẻ chả tội ǵ ḿnh không mua về kinh doanh”, chị này thật thà.
Thời gian qua, Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai đă tiếp nhận khá nhiều trường hợp phải nhập viện v́ ngộ độc phụ gia thực phẩm... Tuy nhiên, đa phần phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm ít gây nhiễm độc ngay mà tích tụ dần trong cơ thể, đến thời điểm nào đó mới phát bệnh. Song, việc nhận biết bệnh nhân ngộ độc bởi chất ǵ là điều không dễ dàng đối với các nhân viên y tế.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu quá lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất có hại đến sức khỏe, có thể gây ngộ độc cấp tính, về lâu dài nếu tích lũy cao có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, việc sử dụng đường hóa học trong chế biến chè, nước hoa quả cũng có khả năng gây hại v́ đường hóa học thường ngọt hơn đường kính và không có giá trị dinh dưỡng.
(Theo VieQ)