Đă xuất hiện những phỏng đoán B́nh Nhưỡng có thể thử hạt nhân nhằm đáp trả nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
CHDCND Triều Tiên hôm 23-1 đă có những phản ứng giận dữ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng tên lửa của nước này hồi tháng 12-2012 và mở rộng những biện pháp trừng phạt. Cụ thể là cơ quan không gian, một ngân hàng, một số công ty và cá nhân của Triều Tiên đă bị bổ sung vào danh sách trừng phạt.
B́nh Nhưỡng tố Mỹ “thù địch”
Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn một thông cáo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng nước này “sẽ có những hành động cụ thể nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng quân sự, trong đó có răn đe hạt nhân”. Đồng thời, B́nh Nhưỡng cũng chấm dứt các nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thông cáo nhấn mạnh ṿng đàm phán 6 bên cũng như tuyên bố chung ngày 19-9-2005 đă bị vô hiệu và tiến tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chấm dứt bởi “sự thù địch của Mỹ”. Theo thông cáo, sẽ không có thêm những đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong tương lai song B́nh Nhưỡng cũng sẵn sàng đối thoại v́ ḥa b́nh và an ninh.
Các nhà khoa học Triều Tiên theo dơi vụ phóng tên lửa Unha-3 tháng 12-2012. Ảnh: AP
Hăng tin Yonhap nhận định rằng lời đe dọa về “hành động cụ thể” nói trên được hiểu như là một dấu hiệu Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba. Phản ứng trước tuyên bố tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên, chính phủ Hàn Quốc cho biết họ rất lấy “làm tiếc”, đồng thời cho tăng cường giám sát địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc nói nước này và Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Triều Tiên. Phái viên Mỹ về Triều Tiên Glyn Davies cùng trưởng đoàn Mỹ tham gia đàm phán sáu bên Clifford Hart hôm 23-1 đến Hàn Quốc để thảo luận về những động thái tiếp theo nhằm mở rộng trừng phạt B́nh Nhưỡng. Các nhà quan sát tại Seoul nhận định rằng “quả bóng đang ở trên sân của B́nh Nhưỡng” và những hành động sắp tới của Triều Tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa nước này với thế giới nói chung.
Đ̣n mạnh giáng vào Triều Tiên
Trong khi đó, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lư Bảo Đông cho rằng nghị quyết nói trên là “kết quả của nhiều ṿng tham vấn tất cả các bên liên quan” và “được cân nhắc kỹ”. Ông Lư chỉ ra rằng Trung Quốc “có lập trường rơ ràng và kiên định” về vấn đề Triều Tiên phóng vệ tinh, đồng thời khẳng định phản ứng của Hội đồng Bảo an cần “khôn khéo và ôn ḥa” nhằm thúc đẩy ḥa b́nh và ổn định tại bán đảo Triều Tiên, giúp tránh leo thang căng thẳng.
Giới phân tích nhận định rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với nghị quyết là một đ̣n mạnh giáng vào Triều Tiên và phát đi một thông điệp mạnh mẽ đến nước này. Robert Kelly, một giáo sư về ngoại giao và khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Pusan, đánh giá: “Triều Tiên sẽ sụp đổ nếu không có sự ủng hộ của Trung Quốc. V́ thế, khi Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt, cho dù chúng không quá cứng rắn, th́ đó vẫn là một diễn biến đáng chú ư”.
Một số ư kiến khác cho rằng quyết định của Trung Quốc có thể phần nào cho thấy sự thất vọng của Bắc Kinh đối với Triều Tiên. Trương Liên Quế, giáo sư tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận định rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là có giới hạn ngay cả khi Bắc Kinh lâu nay vẫn là đồng minh lớn nhất của B́nh Nhưỡng.
HOÀNG PHƯƠNG
Nguoilaodong