- Với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD, Atago là loại tàu khu trục đắt nhấthành tinh trong biên chế lực lượng pḥng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).Chiến hạm "khủng" nhất châu Á của Nhật Bản có ǵ đặc biệt?
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản có vẻ vẫn chưa hài ḷng với các tính năng của loại tàu này. Nhật Bản quyết định phát triển nâng cấp tàu khu trục Aegis lớp Kongo lên một chuẩn mực mới.
Tàu khu trục Atago là kết quả của chương tŕnh nâng cấp này. Atago có chiều dài tới 170m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Tàu có tải trọng đầy tải tới 10.000 tấn, như vậy theo tiêu chuẩn NATO, Atago thuộc loại tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển. Dù vậy, JMSDF vẫn gọi nó là khu trục hạm.
Chương tŕnh tàu khu trục Aegis Atago được khởi xướng vào năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2007, 2 chiếc đă được hoàn thành mang số hiệu JDS Atago (DDG-177) và JDS Ashigara (DDG-178). Tàu được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, tuy nhiên điều đó cũng khiến tàu trở thành chiếc tàu khu trục đắt nhất hành tinh hiện nay.
Khu trục tên lửa tối tân JDS Ashigara (DDG-178).
Tạo thêm sự thoải mái cho thủy thủ đoàn
Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tàu được kéo dài phần boong phía sau dài hơn so với trước.
Tàu được bổ sung một nhà chứa trực thăng phía sau cho trực thăng chống ngầm SH-60K, trong khi đó tàu khu trục lớp Kongo chỉ có sàn đá.
Do có kích thước lớn hơn nên nội thất bên trong tàu được thiết kế rộng răi hơn, tạo thoải mái cho thủy thủ đoàn 300 người trong các hoạt động tác chiến và nghỉ ngơi.
Cột ăng ten của tàu khu trục Atago được thiết kế riêng ở Nhật Bản, ống khói cải tiến có khả năng ngụy trang tốt hơn.
Hệ thống Aegis tinh vi hơn
Không những kế thừa các đặc tính ưu việt về hệ thống điện tử, hỏa lực cực mạnh như trên khu trục hạm lớp Kongo. Tàu khu trục lớp Atago c̣n được bổ sung các hệ thống điện tử tinh vi nhất biến nó thành loại tàu chiến đẳng cấp nhất trên biển Thái B́nh Dương cùng với những tàu Aegis của Hải quân Mỹ.
Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 Phase 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Chương tŕnh Aegis 7 được thực hiện vào năm 1998 và chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 1998, giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2002).
Trên tháp chỉ huy được lắp đặt 4 anten mạng pha cố định của radar AN/SPY-1.
Aegis 7 gồm nhiều tính năng mới, như trang bị radar mạng pha AN/SPY-1D(V) nâng cấp, tính năng quan trọng của nó là có khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tại các khu vực ven bờ (tức là các mục tiêu nằm giữa các khu vực vừa có mặt đất, mặt nước, núi đồi…). Đây là điều mà radar trên tàu khu trục Kongo không làm được.
Gói nâng cấp này c̣n tích hợp năng lực pḥng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, trang bị máy tính tiên tiến với khả năng tính toán siêu tốc, hệ thống điện tử tích hợp AIEWS. Hệ thống hỗ trợ chiến thuật tiên tiến, hoàn thiện khả năng tích hợp tác chiến mặt nước, hoàn thiện khả năng tác chiến chống ngầm biển sâu.
Điểm nổi bật của hệ thống Aegis 7 là cải thiện độ chính xác trong việc bám, bắt mục tiêu, radar AN/SPY-1D(V) nâng cấp có khả năng bắt mục tiêu ở độ cao thấp hơn so với radar trước đó đă được lắp đặt trên tàu khu trục lớp Kongo.
Với khả năng bắt mục tiêu ở độ cao rất thấp cho phép hệ thống Aegis 7 trên tàu khu trục Atago có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành tŕnh chống hạm thường bay ở độ cao thấp ngay khi nó vừa xuất phát từ các căn cứ ven bờ.
Như vậy, tàu khu trục Atago vừa có khả năng pḥng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng pḥng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành tŕnh, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm thậm chí là có thể tấn công mặt đất nếu cần. Có thể nói, Atago là loại tàu chiến đa năng nhất trong biên chế JMSDF và cả khu vực châu Á.
Hệ thống vũ khí mạnh mẽ
Hỏa lực của tàu khu trục Atago nhỉnh hơn một chút về số lượng so với lớp Kongo. Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 với 96 ống (so với 90 ống trên tàu Kongo).
Trong tác chiến pḥng không, tàu trang bị tên lửa đối không tầm xa SM-2MR tầm bắn từ 74-170km, tầm cao 24km.
Khi thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo, tàu sẽ sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 block 1A. Loại tên lửa này có thể vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phạm vi tới 500km và ở độ cao tới 160km.
Hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 trên tàu chiến lớp Atago.
Đối với tác chiến chống ngầm, tàu trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (tầm bắn 22km) và 2 máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (bắn ngư lôi Type 68 hoặc Mk46 có tầm bắn 11km). Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.
Ngoài ra, tàu c̣n được trang bị 2 hệ thống pḥng thủ tầm cực gần Phalanx Mark 15 sử dụng pháo cao tốc 20mm để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay tiêu diệt tên lửa chống tàu.
Về hỏa lực chống mục tiêu mặt nước, lớp Atago trang bị hệ thống tên lửa hành tŕnh chống tàu cận âm SSM-1B có tầm bắn khoảng 200km. Đây là điểm khác so với lớp tàu Kongo khi nó trang bị tên lửa có tầm bắn xa hơn, do Nhật tự sản xuất trong nước.
Về mặt thiết kế, tàu khu trục lớp Atago có khả năng trang bị tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất tầm xa BGM-109 Tomahawk. Tuy nhiên do quy định trong Hiến pháp nên khả năng này không được trang bị nhưng vẫn có thể thay đổi nếu cần.
Hệ thống động lực lớp Atago giống tàu khu trục lớp Kongo với 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima và General Electric LM2500-30 công suất 100.000 mă lực cho phép đạt tốc độ tối đa 56km/h.
Trang bị hỏa lực cực mạnh, hệ thống điện tử siêu tối tân, điều đó lư giải tại sao tàu khu trục lớp Atago là loại tàu chiến đắt nhất hành tinh với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD.
theo kienthuc