- Nhiều nước lớn trên thế giới trong đó có Trung Quốc đang ra sức phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.
Tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 23/1 có bài viết cho biết, trong một bài viết đăng trên mạng blog “Truyền tin” chuyên nghiên cứu các vấn đề hải quân Mỹ và quốc tế, sĩ quan hải quân nghỉ hưu Mỹ Brian McGrath đă đưa ra một quan điểm gây ngạc nhiên: Mỹ chi nhiều tiền cho việc thay thế tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo hiện có, chẳng bằng t́m một sự lựa chọn răn đe khác.
McGrath đă đưa ra 5 căn cứ: Trước hết, trong ngân sách đóng tàu, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đă chiếm định mức không tương xứng. Thứ hai, trong môi trường hạt nhân hiện đại, khả năng sống sót nhỏ hơn rất nhiều so với thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Thứ ba, loại bỏ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo có thể sẽ mở ra cánh cửa lớn cho sự lựa chọn tấn công thông thường có hiệu quả hơn, trong đó có chương tŕnh “tấn công toàn cầu tức th́”.
Thứ tư, điều này có thể làm cho hải quân tập trung vào tác chiến và hiện diện ở tuyến đầu, chứ không phải là răn đe chiến lược. Cuối cùng, nếu môi trường chính trị toàn cầu thay đổi, Mỹ cũng có thể chế tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo mới.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Hải quân Mỹ
Tuy nhiên, bài viết của tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, quan điểm này rơ ràng không thống nhất với t́nh h́nh phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược của các nước lớn về hạt nhân hiện nay. Nhiều nước lớn trên thế giới đang ra sức phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Trong cuộc tranh luận lớn về việc cải tiến tàu ngầm tên lửa Trident của Anh, rất nhiều thành viên của Công đảng cho rằng, chế tạo hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới đắt tiền là lăng phí; Nga tiếp tục thúc đẩy chương tŕnh tàu ngầm hạt nhân lớp Borey; Hải quân Trung Quốc đang chế tạo 5 tàu ngầm hạt nhân 094; chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên của Ấn Độ mang tên Arihant có thể sẽ đi vào hoạt động nửa đầu năm 2013; chỉ có Pháp hiện chưa có kế hoạch cải tiến quy mô lớn.
Bài viết cho rằng, về “khả năng sống sót” và “tính linh hoạt”, tàu ngầm hạt nhân đều mạnh hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đồng thời lựa chọn phát triển hoặc nâng cấp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.
Hải quân Mỹ hiện có 18 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, thay thế những tàu ngầm này sẽ chi phí đắt đỏ, nhưng có thể giải quyết bằng cách kéo dài thời gian hoạt động của nó.
Bài viết cho rằng, đối với an toàn hạt nhân ở mức cơ bản, một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có quy mô thu nhỏ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Arihant là tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên của Ấn Độ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
theo gd