Máy bay chống ngầm GX-6 của Trung Quốc được cho là sử dụng một số công nghệ thu được từ loại máy bay tuần tra EP-3 của Hải quân Mỹ.
Tạp chí Mirror của Hong Kong nói rằng, Trung Quốc cuối cùng cũng đă phát triển được loại máy bay tuần tra chống ngầm Gaoxin-6 và sẽ đưa vào phục vụ trong tương lai gần.
Tờ báo đánh giá, Gaoxin-6 (GX-6) có thể sánh ngang, thậm chí là vượt trội so với loại máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ ở tất cả các chức năng. Do vậy, GX-6 sẽ nâng cao đáng kể khả năng chống tàu ngầm cho Hải quân Trung Quốc.
Báo cáo nói, hiện nay chỉ có Nga, Mỹ, Anh và Pháp là có khả năng chế tạo được những “sát thủ chống ngầm” lớn như vậy. Trung Quốc không có được khả năng đó cho tới hiện nay.
Ngoài ra, Mirror cũng đánh giá, việc đưa vào vận hành máy bay chống ngầm GX-6 trong tương lai gần sẽ tạo ra một bước đột phá lớn về khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Theo thống kê của Mirror, có trên 200 “sát thủ chống ngầm” P-3C Orion do Mỹ chế tạo đang vây xung quanh Trung Quốc. Những máy bay này là “cơn ác mộng” đối với Hải quân Trung Quốc, bởi toàn bộ hoạt động của các hạm đội tàu ngầm của Bắc Kinh ngoài vùng biển xa sẽ bị giám sát 24/24 giờ.
"Sát thủ săn ngầm" GX-6 xuất hiện lần đầu tiên trong năm 2011.
Hải quân Trung Quốc đang hy vọng rằng nước này có thể phát triển một máy bay chống ngầm mới để có thể có được khả năng giám sát tàu ngầm của các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc lại tụt xa phía sau các quốc gia như Nga, Mỹ về máy bay chống ngầm. Điều đó không cho phép họ có thể tự chế tạo một “sát thủ tàu ngầm” thực thụ sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Do vậy, một lần nữa, họ đă lựa chọn phương pháp đi sau đón đầu, “copy” công nghệ chế tạo máy bay chống ngầm của Mỹ.
Sao chép công nghệ Mỹ
Ngày 1/4/2011, một máy bay giám sát EP-3C của Hải quân Mỹ đă gặp tai nạn sau khi va chạm với một chiến đấu cơ của Trung Quốc. Chiếc máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh xuống một sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc và bị thu giữ. Trung Quốc sau đó đă huy động các chuyên gia quân sự tham gia nghiên cứu kỹ lưỡng loại máy bay tuần tra này của Mỹ.
Theo tạp chí Mirror, một nhà khoa học Trung Quốc đă bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu một thiết bị của Mỹ trên tay ông. Nhà khoa học này đă làm việc liên tục trong 8 năm để có thể phát triển một vài thiết bị có chức năng tương tự nhưng không thành công. Tuy nhiên, cuối cùng, từ các mảnh vỡ của máy bay Mỹ, ông đă t́m ra một cách để tạo ra bước đột phá trong nghiên cứu của ḿnh.
Thiết kế cảm biến "kỳ dị" ở phía đuôi của máy bay chống ngầm GX-6.
"Sát thủ chống ngầm" GX-6 của Trung Quốc xuất hiện lần đầu trong tháng 11/2011. Tuy nhiên, hơn một năm sau mới xuất hiện h́nh ảnh bay thử nghiệm của nó.
GX-6 được phát triển dựa trên máy bay vận tải Yun-8 (Y-8) của Trung Quốc. Nó có thể cất cánh từ một sân bay ngắn để tiến hành các hoạt động giám sát tàu ngầm. Máy bay được trang bị radar phát hiện tiên tiến nhất, có khả năng sục sạo ở góc cầu 360 độ, có thể t́m kiếm các bộ phận của tàu ngầm như kính tiềm vọng, phao sóng âm. Trung Quốc tự nhận thông số kỹ thuật tầm xa và góc quét của radar trên GX-6 hơn hẳn so với của P-3C Orion của Mỹ.
Ở phía đuôi máy bay lắp cảm biến ḍ từ trường “kỳ dị”, phía Trung Quốc đánh giá tính năng của thiết bị này của họ không hề thua kém thiết bị tương tự ASQ-81 của P-3C Orion. Ngoài ra c̣n có pod quang điện tử, có thể phát hiện các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ngay cả khi các mục tiêu này đă được nâng cấp để tàng h́nh.
GX-6 có thể mang theo 100 phao định vị thủy âm (P-3C chỉ mang 48 phao định vị) từ đó bố trí một mạng lưới thiết bị phát hiện tàu ngầm dày đặc và rộng lớn, nâng cao khả năng phát hiện cũng như gia tăng độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Nó không chỉ thực hiện chức năng giám sát mà c̣n là một máy bay tấn công, khả năng mang các tên lửa không – đối – không, bom, ḿn Hải quân, ngư lôi… để tấn công các tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của đối phương.
Mirror nói rằng, nếu như Hải quân Trung Quốc có được 100 máy bay chống ngầm lớn như GX-6, họ sẽ hạn chế được đáng kể khả năng tấn công của các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản trong tương lai.
thu phương
infonet.vn