Vé tàu đă mua, hành lư đă sẵn sàng nhưng chị Thu (Nam Trực, Nam Định) chẳng muốn rời quê v́ lưu luyến cậu con trai chưa tṛn tuổi. Đưa con về quê ăn Tết, chị phải cai sữa và để bé ở nhà luôn với ông bà.
Nhờ ông bà nuôi cháu, con dễ quên bố mẹ
Chị Thu cho biết, hai vợ chồng thuê nhà trọ khu Cầu Diễn, sinh xong th́ đón bà nội ra chăm cháu giúp. Từ giữa năm ngoái, anh xă chị phải nghỉ việc v́ công ty giảm biên chế, chị cũng bị giảm lương do cơ quan khó khăn, việc gánh tiền thuê nhà và nuôi 4 miệng ăn trở nên quá nặng. V́ thế, bố mẹ chồng gợi ư đưa bé về quê ông bà nuôi, vợ chồng chị ở lại Hà Nội xoay sở kiếm thêm việc rồi t́m một căn pḥng nhỏ khác ở tạm cho đỡ tốn kém.
“Xa con th́ thương nhớ khôn nguôi nhưng bây giờ không c̣n giải pháp nào tốt hơn, đành chấp nhận rồi đợi thời gian nữa bớt khó sẽ đón cháu ra”, người mẹ trẻ ngậm ngùi.
Điều chị lo là cậu con trai rất nghiện ti mẹ, không thích uống sữa ngoài, mà bây giờ phải cai sữa. “B́nh thường th́ trưa mẹ về cho con bú, giờ đường sá xa xôi, tiền nong eo hẹp nên có lẽ mấy tháng mới về thăm con được”, chị Thu chia sẻ.
Đêm qua chị thao thức không ngủ được, cứ nghĩ tới việc ngày mai phải xa con là nước mắt lại tuôn trào. Chị ôm gh́ con vào ḷng, ngắm nh́n thật kỹ gương mặt bé đang ngủ ngon lành, vuốt ve đôi má phúng phính, những sợi tóc lơ thơ, cái môi cong cong của đứa con bé nhỏ.
Cũng phải đấu tranh tư tưởng măi mới ra được quyết định để cậu con trai 2 tuổi rưỡi ở lại quê với ông bà, những ngày sắp xa con để lên thủ đô đi làm lại, chị Hiền, kế toán một công ty ở Thanh Xuân, Hà Nội, thấy ḷng bồn chồn, trĩu nặng.
“Tôi lỡ kế hoạch, bé đầu mới hơn tuổi đă sinh con thứ hai nên vất vả quá. Thời gian trước bà ra chăm giúp, giờ con lớn bắt đầu đi lớp được, bà nội đưa bé thứ hai về quê nuôi”, chị Hiền kể.
Ban đầu, khi chồng đưa ra ư này, chị nhất quyết không đồng ư v́ chẳng con muốn xa con và lúc nào cũng tâm niệm rằng với trẻ, không ǵ tốt bằng sống gần bố mẹ. Nhưng anh xă thuyết phục măi rằng giờ bà ở đây chăm bọn trẻ th́ ông ở quê chỉ có một ḿnh thui thủi già yếu, bà về chăm ông th́ hai vợ chồng chẳng thể kham nổi vừa lo công việc vừa chăm hai con đứa mới 1 tuổi, đứa th́ hơn 2 tuổi.
“Quê chồng ở Vinh, đưa con về rồi là xác định lâu lắm mới lại gặp con, xót lắm. Biết là ông bà cũng thương cháu và sẽ chăm cháu tốt nhưng vẫn lo lắng bồn chồn. Tết chẳng muốn đi đâu, làm ǵ, chỉ quanh quẩn bên con, nghĩ tới lúc mẹ xa con, anh xa em là thấy quặn ḷng”, chị Hiền bộc bạch.
Cũng phải xa con v́ mưu sinh, chị Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội) không cầm nổi nước mắt lúc ra sân bay khi nghĩ 2-3 năm nữa mới được được đoàn tụ gia đ́nh.
Kinh tế gia đ́nh khó khăn, hơn 2 năm trước chị Nhung đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, giao hai con thơ, một 6 tuổi, một 2 tuổi cho chồng và mẹ đẻ chăm sóc. Tết năm nay, chị xin nghỉ phép gần chục ngày về thăm nhà, rồi lại tiếp tục gia hạn hợp đồng thêm thời gian nữa.
"Nhớ nhà thương con lắm, nhưng tôi sang đó làm may, lương cũng chẳng cao, mấy năm qua mới làm đủ tiền trả nợ, phải sang thêm thời gian nữa để kiếm ít vốn về làm ăn, lo cho các cháu", chị Nhung bộc bạch.
Chị cho biết, hồi mới sang Malaysia, hầu như đêm nào chị cũng khóc v́ nhớ con. "Có lúc tưởng chừng không thể vượt qua, chỉ muốn bỏ tất cả để về với bọn trẻ. Nhưng rồi cố nghĩ 'ḿnh hy sinh một chút để tương lai con tốt hơn' để gắng gượng. Dần dần quen th́ cũng đỡ nhiều", chị Nhung kể.
Chị cho biết, lần này về, thấy các con lớn hơn, khỏe mạnh, chị cũng yên ḷng. Ban đầu, hai cậu con trai c̣n nh́n mẹ rè rặt, sau mới quấn quít, ríu ran. Sáng qua, chị phải lên máy bay. Chồng và các con đều ra tận sân bay tiễn mẹ. Người mẹ trẻ ôm hai con không muốn rời nhưng không thể không cất bước.
"Không người mẹ nào muốn xa con, nhưng có những lúc phải chấp nhận thử thách này. Chia xa rồi sẽ lại có ngày đoàn tụ. Tôi biết sẽ lại mất một thời gian để nguôi ngoai nỗi nhớ con. Nhưng hy vọng về một tương lai tốt hơn cho các con, khi cả gia đ́nh được ở bên nhau lâu dài, sẽ giúp tôi vững tâm và vững bước", chị Nhung nói.
Theo VNE