Singapore - Cần có một khuôn khổ tốt hơn để đảm bảo duy tŕ ổn định và an ninh tại châu Á trong bối cảnh nảy sinh hàng loạt vấn đề mới, từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy ở Trung Quốc cho đến t́nh h́nh tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc pḥng Singapore Ng Eng Hen
Cổng thông tin Bộ Quốc pḥng Singapore ngày 18/2 đưa tin, khoảng 60 đại biểu đến từ các quốc gia thường xuyên tham gia Đối thoại Shangri-la đă tham gia hội nghị Sherpa tổ chức từ 17 đến 19/2 tại Singapore bàn luận những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định và an ninh khu vực.
Phát biểu tại hội nghị này, Bộ trưởng Quốc pḥng Singapore, Tiến sĩ Ng Eng Hen khẳng định rằng, cần có một khuôn khổ tốt hơn để đảm bảo duy tŕ ổn định và an ninh tại châu Á trong bối cảnh nảy sinh hàng loạt vấn đề mới, từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy ở Trung Quốc cho đến t́nh h́nh tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Biển Hoa Đông.
Theo Tiến sĩ Ng Eng Hen, khuôn khổ này phải được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc chính.
Đầu tiên, một khuôn khổ đảm bảo an ninh ổn định cho châu Á và khu vực Đông Nam Á cần sự cởi mở và toàn diện đối với các nước lớn hay nhỏ, tất cả đều phải có tiếng nói. Đây là lư do tại sao Singapore thành lập Diễn đàn của các quốc gia nhỏ tại Liên Hợp Quốc năm 1992 để tăng cường tiếng nói chung của các nước nhỏ.
Singapore cũng hỗ trợ những nỗ lực để tăng cường và cải cách thể chế đa phương hiện có. Vấn đề thứ 2, theo ông Ng Eng Hen, các quy định pháp lư của khuôn khổ chung này phải là nền tảng của quản trị toàn cầu.
Bộ trưởng Quốc pḥng Singapore cho rằng các quốc gia phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp, ví dụ như Ṭa án Công lư quốc tế.
Nguyên tắc thứ 3, khuôn khổ này phải cho ra những kết quả thực sự đáng tin cậy trong khi các bên liên quan đưa các vấn đề an ninh chung ra tổ chức khu vực và thảo luận.
Tiến sĩ Ng Eng Hen cho hay, cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ là một thực tế và hai bên cũng có thể xây dựng sự tin cậy và năng lực trong các môi trường đa phương.
Ông cảnh báo, sự ổn định của khu vực châu Á - Thái B́nh Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng có thể bị tổn thương bởi sự chia rẽ giữa các quốc gia cũng như việc các bên không nhanh chóng có một kế hoạch hành động chung dài hạn.
Các vấn đề có thể gây tổn hại đến an ninh, ổn định khu vực bao gồm sự phân cực giàu nghèo, sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát sinh từ Trung Quốc trong quan hệ tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Nguồn: Hồng Thủy/ CNA/ GDVN