- Hiện tượng người Trung Quốc sang Việt Nam thuê đất trồng lúa, trồng rừng, dựng bè nuôi cá... đang trở nên phổ biến.
Thuê đất lúa giữa Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Long An vừa phát hiện có người Trung Quốc thuê hơn 1,4ha đất của địa phương để trồng lúa.
Tờ Tuổi trẻ TP. HCM dẫn lời ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, ngành nông nghiệp đang tiến hành giám sát cánh đồng trồng lúa ở ấp 1, xă Ḥa Phú, huyện Châu Thành, Long An, do người Trung Quốc thuê của nông dân trồng trong hai tháng qua.
Người Trung Quốc thuê đất trồng lúa nói trên là ông Lji Wen. Ông Wen đă nhờ ông Trần Minh Nhu làm đại diện thuê 1,4ha đất của các hộ dân từ ngày 16/12/2012 đến 16/4/2013, với mức giá 30 triệu đồng/ha.
Nhưng khi nghe báo chí phản ánh, ông này đă “lặn” mất vào sáng 18/2.
Giống lúa "lạ" mà người Trung Quốc trồng ở Long An.
Ảnh DV.
Theo ghi nhận của đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Long An, thửa đất 1,4ha trồng giống lúa do người Trung Quốc đem đến hiện đă trổ bông với hai loại cao, thấp xen kẽ nhau. Giống lúa này đẻ nhánh rất nhiều, lúc trổ bông th́ cao hơn từ 10-20cm và chín nhanh hơn khoảng nửa tháng so với các giống lúa thông thường.
Ông Đức cho biết, trước mắt sẽ tiếp tục liên hệ để gặp được phía chủ thuê đất trồng lúa. Nếu chủ thuê đưa ra được giống lúa trên thuộc nhóm lúa đă được Bộ NN&PTNT cấp phép trồng th́ sẽ thu hoạch xay và trả gạo cho chủ thuê, đồng thời làm rơ nguyên nhân thuê đất với giá cao (30 triệu đồng/ha) làm dư luận xôn xao.
Trong trường hợp giống lúa trên không nằm trong nhóm lúa được phép trồng và chủ thuê không có giấy phép trồng khảo nghiệm, sở sẽ tịch thu toàn bộ sản lượng lúa trồng ở đây để nghiên cứu, xác định chính xác giống này là ǵ. Nếu là giống có khả năng gây hại cho thực vật, môi trường th́ xử lư theo quy định của pháp luật.
Cũng có tin cho biết, trong cùng thời gian này người Trung Quốc cũng đă thuê hàng chục hecta đất ở Tiền Giang để trồng lúa như trên.
Nhiều lần thuê vị trí “nhạy cảm”
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc liên quan tới người Trung Quốc thuê đất để sản xuất. Trước đó, cuối tháng 5/2012, báo chí cũng bất ngờ phát hiện có người Trung Quốc dựng bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh (Khánh Ḥa).
Bè cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh.
Ảnh TTO.
Mỗi bè của người Trung Quốc ở đây rộng khoảng 100m2, trên đó xây dựng 2-3 ngôi nhà nhỏ để người Trung Quốc ở lại chăm sóc cá. Mỗi bè như vậy có rất nhiều lồng nuôi được liên kết chặt với nhau. Những bè cá này nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 200-250m về phía Đông. Từ những vị trí đó có thể nh́n thấy khá rơ quân cảng Cam Ranh nằm về phía đối diện.
Tại đây, người Trung Quốc chủ yếu nuôi cá mú, cá giống được mang từ Trung Quốc sang, khi nuôi lớn lại xuất về Trung Quốc.
Trước đó, trong các năm 2010, 2011 câu chuyện về cho nước ngoài thuê rừng đă làm nóng dư luận, và diễn đàn Quốc hội.
Ngày 23/11/2011, Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, tính đến hết tháng 8/2010, cả nước có 8 dự án trồng rừng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng diện tích 18.571 ha. Tập trung tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam… Trong đó, phần lớn công ty thuê rừng có vốn đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc…
Trả lời tờ Tiền Phong ngày 1/3/2010, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên khẳng định: “Giờ những đất đầu nguồn, đất rừng này (đất rừng cho nước ngoài thuê - PV) đều thuộc về đất căn cứ cả. Nghệ An cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp... những vùng khi có chiến tranh th́ phải lên đó. Tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc pḥng”.
Tướng Nguyên dẫn chứng, họ (công ty nước ngoài - PV) thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia…
Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đă có chỉ thị UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không kư hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát.
P.V (tổng hợp)